- Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) từ năm
2.2.2.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu.
Đối với chi nhánh 19 Trần Hưng Đạo – Hà Nội thì nghiệp vụ thanh toán L/C hàng xuất khẩu không nhiều nhưng không phải là không có rủi ro, rủi ro thường xảy ra đối với việc chiết khấu các bộ chứng từ của nhà xuất khẩu và cho vay tài trợ xuất khẩu.
Chiết khấu chứng từ có 2 loại: chiết khấu truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi, tuy nhiên hình thức chiết khấu miễn truy đòi hầu như không được thực hiện vì nó chứa đựng mức độ rủi ro rất cao. Để được chiết khấu khách hàng phải có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại ngân hàng, vay trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời khách hàng phải có vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc phải được xuất trình tại chi nhánh, các chứng từ có nội dung hoàn toàn phù hợp với L/C, các mặt hàng phải được phép xuất khẩu tại Việt Nam. Ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế. Việc chứng khoán được áp dụng cho cả L/C trả ngay và L/C trả chậm. Đối với những bộ chứng từ của L/C trả chậm có thời hạn 30 ngày trở lên, chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu khi đã nhận được chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành. Tỷ lệ chiết khấu được ngân hàng áp dụng tuỳ từng trường hợp cụ thể nhưng không được quá 95% giá trị bộ chứng từ. Rủi ro xảy ra khi ngân hàng đã thực hiện chiết khấu chứng từ nhưng không được ngân hàng phát hành thanh toán bởi nhiều lý do khác nhau. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra bởi các ngân hàng tham gia thanh toán thường là những ngân hàng có uy tín trong thanh toán quốc tế và có mối quan hệ đại lý rất tốt với các chi nhánh.
Còn về cho vay tài trợ xuất khẩu thì rủi ro thường xảy ra do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ban đầu, hoặc hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Loại rủi ro này xảy ra tương đối
2.2..3. Đánh giá về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank.
Các hợp đồng ngoại thương thường có giá trị tương đối lớn, việc sai sót sẽ dẫn đến những tổn thất không nhỏ cho phía ngân hàng. Vì vậy việc hạn chế rủi ro là điều mà cán bộ thanh toán quốc tế tại Việt Nam Eximbank luôn muốn hoàn thiện và ngày một thu hẹp những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động này vừa để nâng cao uy tín của ngân hàng vừa để đảm bảo chất lượng kinh doanh của ngân hàng.
* Trong thanh toán L/C nhập khẩu.
Ngân hàng tham gia nghiệp vụ này với tư cách là Ngân hàng phát hành. Vì L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tín dụng chứng từ nên rủi ro xảy ra ở loại hình này là chủ yếu.
Rủi ro trong hình thức này rất đa dạng, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Nó bao gồm rủi ro tín dụng do ngân hàng phải cho vay bắt buộc đối với nhà nhập khẩu nhưđã đề cập ở trên, sự bất hợp lệ trong bộ chứng từ phía nhà xuất khẩu lập và gửi cho phía ngân hàng. Thông thường tại Eximbank, họ chỉ nhận chứng từ từ phía ngân hàng thông báo cho nên hạn chế rất nhiều bất hợp lệ trong bộ chứng từ nên sai sót trong bộ chứng từ hàng nhập được giảm thiểu tối đa so với trước đây khi nhận từ nhà xuất khẩu.
* Rủi ro trong thanh toán L/C hàng xuất khẩu.
Chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng thanh toán L/C xuất khẩu cũng phát sinh nhiều rủi ro cho ngân hàng. Đóng vai trò là ngân hàng thông báo trong nghiệp vụ này, Eximbank cũng đã né tránh được khá nhiểu rủi ro, những sai lầm mang tính nghiệp vụ chẳng hạn như gửi điện chậm trễ cho ngân hàng nước ngoài trong thời hạn quá 05 ngày (theo UCP 600), những bất hợp lệ trong bộ chứng từ dẫn đến nhà xuất khẩu không được thanh toán chưa hề
xảy ra tại chi nhánh 19 Trần Hưng Đạo, do trình độ của lãnh đạo và đội ngũ thanh toán viên ở đây có trình độ ngoại thương và hiểu biết về nghiệp vụ thanh toán quốc tế rất xuất sắc, hơn nữa, chi nhánh 19 Trần Hưng Đạo – Hà Nội đóng vai trò là Chi nhánh tập trung bộ máy lãnh đạo giám sát hoạt động toàn miền bắc nên năng lực của cán bộ và nhân viên ở đây đã được xem xét và khằng định trong suốt quá trình hoạt động của chi nhánh những năm qua.
Bất hợp lệ chứng từ ở đây chỉ bao gồm những sai sót nhỏ trong bộ chứng từ, vận đơn có sự không ăn khớp với bộ chứng từ, nhưng ngân hàng đã phối hợp kịp thời với khách hàng và ngân hàng thông báo để đảm bảo lợi ích cho nhà xuất khẩu. Rủi ro chủ yếu ở đây chính là ở tín dụng tài trợ xuất khẩu do nhà xuất khẩu sử dụng sai mục đích vốn ưu đãi tín dụng xuất khẩu hoặc sản xuất hàng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu dẫn đến mất khả năng trả nợ và gây tổn thất cho ngân hàng.
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại
Việt Nam Eximbank.