6. L/C dự
1.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
dụng chứng từ (L/C)
Trước xu thế toàn cầu hoá đang phát triển hết sức mạnh mẽ và tích cực, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực cũng như thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế toàn cầu và nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đóng vai trò như một công cụ thiết yếu. Trong đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại là một nội dung quan trọng nhất, nó có tác dụng rõ rệt trong việc bôi trơn và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Đồng thời, thanh toán quốc tế còn là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các
hoạt động kinh doanh khác giúp ngân hàng thương mại phát triển và gián tiếp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Vì những nguyên nhân đó, trong thời gian gần đây, các hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam được quan tâm đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết như: đầu tư đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế và đầu tư phát triển công nghệ thanh toán hiện đại (Techcombank mua công nghệ thông tin hiện đại của Microsoft năm 2005 để đáp ứng phục vụ nhu cầu của ngân hàng, EXIM bank mua công nghệ thanh toán quốc tế hiện đại của ngân hàng Miae của Hàn Quốc, Vietcombank…..). Tuy nhiên hoạt động thanh toán quốc tế vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, rủi ro trong thanh toán quốc tế nếu xảy ra sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến các ngân hàng thương mại cả về tài chính và uy tín. Nhiều ngân hàng có thể bị đứng trước các nguy cơ phá sản khi bị thiệt hại quá lớn về tài chính mà không có khả năng khắc phục rủi ro. Do đó, việc mở rộng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại phải đi đôi với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Cho đến nay, định nghĩa rủi ro còn có sự khác nhau, đa dạng và phong phú, nhưng tựu trung lại gồm 2 trường phái lớn: trường phái truyền thống và trường phái mang quan điểm trung hoà. Theo trường phái truyền thống, "rủi ro" là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến hoặc rủi ro đơn giản chỉ là sự không may (unlucky). Trường phái trung hoà, "rủi ro" là sự bất trắc có thể xảy ra, có thể đo lường được hoặc rủi ro là một tổng thể ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất. Nếu chỉ xét trong phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế thì rủi ro thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế do các nguyên nhân phát sinh từ các bên tham gia thanh toán quốc tế hoặc các nguyên nhân khách quan khác. Rủi ro thanh toán quốc tế thường bao gồm
một trong các loại rủi ro sau: rủi ro tác nghiệp, rủi ro ngoại hối, rủi ro quan hệ đại lý,….