TỶ SỐ DSTTQT/TỔNG TS 0.15 0

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh đồng nai (Trang 55 - 59)

- Các giải thưởng trong nước:

TỶ SỐ DSTTQT/TỔNG TS 0.15 0

[Nguồn:9]

Tỷ số DSTTQT/Tổng TS thể hiện tỷ lệ DSTTQT chiếm bao nhiêu % trong tổng TS. Năm 2009, tỷ số DSTTQT/Tổng tài sản là 0.15 (hay doanh số TTQT chiếm 15% trong tổng tài sản . Năm 2010, tổng tài sản tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng của

doanh số TTQT tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng TS làm cho tỷ số này tăng lên và đạt 0.24 (hay doanh số TTQT chiếm 24% trong tổng tài sản) . Điều này chứng tỏ hoạt động TTQT năm 2010 có hiệu quả hơn so với năm 2009 và hoạt động TTQT ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho VCB Đồng Nai. Bảng 2.7: Tỷ số DSTTQT/Tổng CB TTQT qua các năm CHỈ TIÊU 2009 2010 DOANH SỐ TTQT (1000USD) 755,144 1,250,983 TỔNG SỐ CÁN BỘ TTQT (NGƯỜI) 13 12 TỶ SỐ DSTTQT/TỔNG SỐ CB TTQT 58,088 104,249 [Nguồn: Do tác giả tổng hợp và xử lý] Tỷ số DSTTQT/Tổng số CB TTQT thể hiện phần doanh số TTQT mà một cán bộ làm công tác TTQT đạt được. Chỉ tiêu này sẽ thể hiện hiệu quả sử dụng và phân bổ nguồn nhân lực trong hoạt động TTQT. Qua bảng trên cho thấy năm 2009, mặc dù tổng số cán bộ làm công tác TTQT là 13 người nhưng DSTTQT chỉ đạt 58,088 (1000 USD)/người, trong khi 2010, số nhân viên là 12 người nhưng hiệu quả cao hơn nhiều và tỷ số này đạt 104,249 (1000USD)/người, tăng 46,164 (1000USD)/người. Chứng tỏ năm 2010, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong công tác TTQT đạt kết quả cao, việc phân bổ nhân viên giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu hợp lý, nguồn nhân lực cân bằng, các cán bộ, nhân viên làm công tác thanh toán đã chuyên nghiệp hơn trong vấn đề giải quyết chứng từ thanh toán nên có thể giải hoàn thành tốt hầu hết các món thanh toán mà khách hàng yêu cầu.

Bên cạnh các chỉ tiêu thể hiện trực tiếp hiệu quả hoạt động TTQT như trên, việc đánh giá hiệu quả TTQT còn thể hiện ở chỗ công tác TTQT đã có tác dụng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của VCB Đồng Nai được thể hiện như dưới đây:

Trong thời gian qua, hoạt động TTQT luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển như: kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh, tín dụng, hay việc tăng cường nguồn vốn (nhất là nguồn vốn ngoại tệ) của VCB Đồng Nai…

Bảng 2.8: Doanh số TTQT và mối tương quan với các chỉ tiêu khác SO SÁNH Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

Thanh toán quốc tế 1000USD 755,114 1,250,983 495,869 165.7

KD ngoại tệ 1000USD 623,495 820,736 197,241 131.6

Dư nợ tín dụng Trđ 4,174,361 4,438,678 264,317 106.3 Số dư bảo lãnh BQ Trđ 72,561 57,962 (14,599) 79.9

[Nguồn: 8]

Kết quả hoạt động TTQT được xem là đòn bẫy cho các hoạt động kinh doanh khác của NH. Nếu hoạt động TTQT có hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động khác cũng phát triển. Trên đây ta thấy rằng, doanh số TTQT được nâng cao đã góp phần thúc đẩy các hoạt động khác của VCB Đồng Nai tăng cường và phát triển. So với năm 2009, năm 2010 hầu hết các chỉ tiêu đều tăng.

Xét về mối quan hệ giữa doanh số TTQT và doanh số kinh doanh ngoại tệ, ta thấy hai chỉ tiêu này tỉ lệ thuận với nhau. Thông thường, khi thanh toán XNK, hai bên mua và bán thường thỏa thuận về đồng tiền thanh toán, có thể là đồng tiền của bên mua hoặc bán, cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Thông thường, khách hàng tại VCB Đồng Nai khi làm chứng từ thanh toán thì kèm theo hợp đồng mua bán ngoại tệ với ngân hàng, phổ biến là USD. Đến năm 2010, doanh số TTQT tăng 495,869 (1000USD), tương đương tăng 65.7% góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng 197,241 (1000USD), tương đương tăng 31.6% so với năm 2009. Do đó, nhờ hoạt động thanh toán phát triển, NH luôn đảm bảo nguồn ngoại tệ bất kì khi nào khách hàng cần nên đã làm cho nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng tăng.

Biểu đồ 2.8: Doanh số TTQT và mối tương quan với các chỉ tiêu khác [Nguồn:8]

Xét về mối quan hệ giữa doanh số thanh toán quốc tế và dư nợ tín dụng của chi nhánh cho thấy rằng doanh số thanh toán quốc tế tăng đã phần nào góp phần làm cho dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng. Năm 2010, dư nợ tín dụng của VCB Đồng Nai tăng 264,317 (Triệu đồng), tương đương tăng 6.03% so với năm 2009. Hai hoạt động này luôn hỗ trợ lẫn nhau. Khi các tổ chức doanh nghiệp có mối quan hệ giao dịch với chi nhánh trong hoạt động tín dụng, rất nhiều doanh nghiệp cũng chọn chi nhánh là ngân hàng thực hiện các thanh toán về xuất nhập khẩu. Khi doanh số TTQT tăng cao, thu được nhiều ngoại tệ, hỗ trợ nguồn vốn cho vay bằng ngoại tệ của hoạt động tín dụng, làm cho dư nợ tín dụng của VCB tăng qua các năm. Điều này cho thấy VCB Đồng Nai đã làm tốt công tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng ban, phòng thanh toán, quan hệ khách hàng cũng như phòng kinh doanh ngoại tệ đã hỗ trợ nhau một cách đắc lực giúp cho kết quả hoạt động của các phòng đều phát triển.

Xét về mối quan hệ giữa TTQT và nghiệp vụ bảo lãnh, doanh số TTQT tăng 65.7%, trong khi số dư bảo lãnh bình quân giảm đến 20.1%. Ngân hàng cần xem xét lại nguyên nhân số dư bảo lãnh bình quân giảm. Bởi vì khi hoạt động TTQT hiệu quả sẽ thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển, nhất là bảo lãnh thanh toán hàng hóa.

Trong thời gian qua, hoạt động TTQT của VCB Đồng Nai được đánh giá là có hiệu quả. Chất lượng dịch vụ TTQT của VCB đã được khách hàng đánh giá cao.

VCB luôn đề cao quyền lợi của khách hàng, cách phục vụ nhiệt tình, nhân viên giao dịch ở đây luôn quan tâm và rất thân thiện đối với các đại diện doanh nghiệp đến giao dịch.

Hoạt động TTQT của VCB Đồng Nai không những mang lại nguồn thu nhập cho chính Chi nhánh, mà còn góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK trên địa bàn, thúc đẩy và thu hút nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tê cũng như góp phần đóng góp vào an sinh xã hội của tỉnh nhà cũng như đất nước.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh đồng nai (Trang 55 - 59)