Hiện trạng mạng Mobile Backhaul VNPT Hưng Yên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng cấu trúc truyền tải MAN E để triển khai Mobile Backhaul trên mạng VNPT Hưng Yên (Trang 45 - 46)

Hiện tại hạ tầng mạng di động 2G,3G,4G của VNPT Hưng Yên bao gồm 223 trạm BTS-2G, 296 trạm nodeB-3G và 281 trạm enodeB-4G, dự kiến trong thời gian tới sẽ bổ sung thêm khoảng 54 trạm enodeB-4G.

Hệ thống triển khai đặt 02 thiết bị BSC (Hưng Yên và Mỹ Hào) phục vụ thu gom lưu lượng BTS-2G và sử dụng các RNC, MME/EPC tại Hà Nội thu gom lưu lượng nodeB-3G, enodeB-4G.

Kết nối các trạm BTS-2G: kết nối bằng giao diện E1 sử dụng thiết bị truyền dẫn quang điểm-điểm hoặc các thiết bị truyền dẫn quang đặt tại trung tâm. Các Mobile mux kết nối bằng đường STM1 tới BSC.

Kết nối các trạm nodeB-3G: kết nối bằng các interface quang FE/GE qua các thiết bị L2switch. Thiết bị L2switch được kết nối về các UPE/PE-AGG trong mạng MANE rồi chuyển về RNC qua mạng PE-VN2

32

Kết nối các trạm enodeB-4G: kết nối bằng các intreface quang GE qua các thiết bị L2switch. Thiết bị L2switch được kết nối về các UPE/PE-AGG trong mạng MANE rồi chuyển về MMC/EPC qua mạng PE-VN2

Hình 2. 1: Mô hình kết nối nodeB/enodeB

Giải pháp truyền tải IP RAN thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu :

- Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có và thiết lập QoS end-to-end.

- Phân phối tín hiệu đồng bộ trên toàn mạng và đảm bảo phục hồi 50 ms. - Kiểm soát Broadcast và có các cơ chế đảm bảo độ an toàn kết nối.

- Đảm bảo dễ dàng mở rộng RNC, NodeB, 4G/LTE và khả năng mở rộng tới hệ thống 5G.

Để triển khai hạ tầng truyền tải đảm bảo cho mạng IP. Nội dung tiếp theo sẽ trình bày, phân tích về cấu trúc, các công nghệ triển khai áp dụng đối với mạng Metro Ethernet và những ứng dụng đang khai thác trên mạng MAN-E của VNPT Tỉnh/TP.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng cấu trúc truyền tải MAN E để triển khai Mobile Backhaul trên mạng VNPT Hưng Yên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)