Các nodeB/enodeB cần chạy trong một Pseudo wire qua mạng Metro về các RNC, MME/EPC. Trong mạng MAN-E, các PW có thể là kết nối điểm điểm sử dụng VLL hoặc kết nối điểm đa điểm sử dụng VPLS. Phân tích ưu, nhược điểm từng phương án ta thấy như sau:
Sử dụng VLL(E-LINE): phân tách riêng biệt các kết nối từ nodeB về RNC, enodeB về MME/EPC, dễ áp dụng các chính sách QoS cho từng điểm. Tuy nhiên, với mô hình VLL này mỗi điểm cần qui hoạch một Subnet riêng. Ngoài ra việc cấu hình với mỗi nodeB/enodeB cần Gateway khác nhau gây khó khăn cho việc vận hành khai thác. Bên canh đó việc mở rộng khó khăn, cần khai báo cấu hình nhiều, quản lý toàn mạng phức tạp và phía RNC, MME/EPC phải hỗ trợ số sub-interface lớn (bằng số nodeB/enodeB kết nối về).
46
Sử dụng VPLS(E-LAN): mở rộng mạng dễ dàng, khai báo cấu hình ban đầu là tối thiểu, quản lý đơn giản, RNC, MME/EPC không cần nhiều sub-interace. Tuy nhiên, nếu vùng VPLS lớn thì số lượng địa chỉ MAC gửi vào mạng Metro lớn, khó thực hiện QoS cho các nodeB.
Cả 2 phương án trên đang chạy theo mô hình L2VPN, việc sử dụng L2VPN khi có loop trên mạng sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ trên toàn hệ thống và khó bug lỗi. Vì vậy việc cấu hình sang mô hình L3VPN với các nodeB/enodeB kết nối vào cùng UPE thì sử dụng cùng một miền VRF. Cấu hình sử dụng interface vlanif trong miền VRF
Hình 3. 2: Mô hình kết nối enodeB
Trong mô hình L3VPN này, các NodeB/enodeB tại tỉnh sẽ thu gom tới PE- AGG/MANE theo mô hình VPLS như nội tỉnh; Kết nối từ PE-AGG tới PE/VN2, qua mạng VN2 kết nối tới RNC, MME/EPC. Tại mỗi PE-AGG, tất cả VPLS thu gom sẽ được kết nối đến PE/VN2 bằng 01 kết nối logic bao gồm 2 hoặc nhiều link vật lý và đi theo các tuyến cáp khác nhau để bảo vệ. Gateway nodeB/enodeB được cấu hình đặt tại UPE thông qua các vlan service/OAM
47
- Trên MAN-E cung cấp kênh truyền L3VPN từ UPE về PE-AGG.
- Kết nối giữa PE Mobile và PE-AGG sử dụng giao thức định tuyến eBGP . - Giữa 2 PE mobile khai báo cấu hình VPRP đảm bảo tính dự phòng