KHAI THÁC THỦY SẢN
Nghệ An: Bắt tàu gỗ dùng dụng cụ tự chế sử dụng xung điện đánh bắt hải sản
dụng xung điện đánh bắt thủy hải sản trái phép và sử dụng dã cào đánh bắt thủy sản sai nội dung ghi trong giấy phép về vùng khai thác.
Khoảng 22h ngày 13/6 tại khu vực đảo ngư cách bờ 3 hải lý, Tổ tuần tra kiểm soát đồn BP Cảng Cửa Lò - Bến Thủy, BĐBP Nghệ An phối hợp với lực lượng Đại đội 33 Đảo Ngư Bộ chỉ huy Quân sự Nghệ An phát hiện 2 tàu gỗ không biển số do anh Đậu Văn Chung (SN 1973) và anh Nghiêm Văn Thành (SN 1980) trú ở xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa làm thuyền trưởng, đang có hành vi dùng dụng cụ tự chế, sử dụng xung điện đánh bắt thủy hải sản trái phép. Thu lượng lớn dây điện, súng tự chế và máy nén hơi.
Dây điện dùng để đánh bắt cá trái phép. Ảnh Hải Thượng.
Cũng trong đêm 3/6, vào lúc 24h tại khu vực vùng biển huyện Nghi Lộc, cách bờ 5 hải lý Tổ tuần tra của đồn BP Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ tàu cá mang biển số NA 90779TS, do anh Nguyễn Văn Hồng (SN 1978), trú khối 6, Phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò sử dụng dã cào đánh bắt thủy sản sai nội dung ghi trong giấy phép về vùng khai thác.
Hiện, Đồn Biên phòng cảng Cửa Lò - Bến Thủy đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật. (Báo Nghệ An 14/6, Hải Thượng) đầu trang
Nhiều tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 hoạt động hiệu quả
ến nay, ngư dân tỉnh Phú Yên đã k hợp đồng tín dụng với các ngân hàng thương mại đóng mới 21 tàu cá theo Nghị định 67/2014/N -CP về một số chính sách phát triển thủy sản.
Đã có 12 tàu chuyên hành nghề lưới chụp và lưới vây được hạ thủy, gồm 4 tàu vỏ gỗ, 6 tàu vỏ thép và 2 tàu vỏ composite.
Trong số 12 tàu cá đóng mới, có 8 tàu đã đi vào khai thác; mỗi tàu thực hiện từ 6 đến 13 chuyến biển và có lãi từ 90 triệu đồng đến 1,37 tỷ đồng. 4 tàu còn lại đang trong thời gian chạy thử nghiệm để hoàn thiện lưới và trang thiết bị khai thác hoặc sửa chữa do sự cố xảy ra trong thời gian vừa qua.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do nghề lưới chụp mới được ngư dân Phú Yên áp dụng, chưa có nhiều kinh nghiệm nên mỗi chuyến biển thường khai thác từ 10 - 15 tấn hải sản. Những tàu hành nghề lưới vây hiệu quả cao hơn với sản lượng khai thác từ 30 - 70 tấn/chuyến, chủ yếu là cá ngừ sọc dưa, cá ngừ nhỏ và cá nục. Như ngư dân Võ Văn Lành ở phường 6, thành phố Tuy Hòa đóng mới 2 tàu vỏ gỗ và 1 tàu vỏ composite. Hai tàu vỏ gỗ đã thực hiện 26 chuyến biển và đánh bắt 576 tấn hải sản. Sau khi trừ chi phí, ông Lành lãi gần 2,5 tỷ đồng và trả nợ ngân hàng đúng kỳ hạn. Tàu vỏ composite hiện đang chạy thử nghiệm để hoàn thiện lưới và trang thiết bị khai thác.
Tương tự, hai tàu cá vỏ gỗ của ông Võ Văn Tú và Lê Thái Bình cũng ở phường 6, thành phố Tuy Hòa cũng thực hiện tổng cộng 26 chuyến biển và thu lãi gần 2,2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên cho biết, vừa qua 3 tàu cá vỏ thép của ngư dân bị sự cố đã được đơn vị đóng tàu kiểm tra, khắc phục, hướng dẫn ngư dân vận hành thiết bị, ngư lưới cụ.
Đến nay hai tàu vỏ thép của ông Trương Văn Công và Đỗ Ngọc Tín (đều trú ở xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa) cũng làm ăn c lãi; trong đ , ông Trương Văn Công lãi 700 triệu đồng
và ông Đỗ Ngọc Tín lãi 90 triệu đồng.
Riêng tàu cá của ông Phan Thanh Trị (phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa) thực hiện 4 chuyến biển nhưng chuyến nào cũng bị sự cố nên chưa khai thác được. Những sự cố của tàu cá này đã được đơn vị đ ng tàu là Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thủy sản Đông Á và Công ty TNHH MTV Phà Rừng cử cán bộ kỹ thuật vào phối hợp sửa chữa, hướng dẫn thuyền viên vận hành nên đến thời điểm này cơ bản được khắc phục.
Sắp tới, tàu cá của ông Phan Thanh Trị sẽ ra khơi trở lại. Theo kế hoạch, đơn vị đ ng tàu cử cán bộ kỹ thuật đi theo tàu cá của ông Trị để tiếp tục kiểm tra và c biện pháp khắc phục nếu sự cố xảy ra. (Bnews 14/6, Thế Lập)đầu trang
Bình Thuận: Trao trả 11 ngư dân Bình Thuận đánh cá vi phạm lãnh hải