Điện toán biên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Mô phỏng và đánh giá khả năng xử lý tín hiệu trên kênh PDSCH của hệ thống 5G MIMO (Trang 38 - 39)

MEC (Multi-Access Edge Computing)là một kỹ thuật cho phép một UE truy cập vào các dịch vụ được lưu trữ gần trạm gốc phục vụ và do đó, công nghệ này đưa ứng dụng lưu trữ từ các trung tâm dữ liệu tập trung xuống biên mạng để đến gần hơn với người tiêu dùng về mặt địa lý. Do đó, MEC tạo ra khả năng phản ứng nhanh cho các thiết bị hoặc nút mạng gần nhất (như bộ định tuyến) để xử lý dữ liệu và phản hồi theo thời gian thực. Đồng thời khi mất kết nối Internet, các thông tin sẽ không bị gián đoạn. Nhờ vậy, nhà mạng cung cấp được các dịch vụ độ trễ thấp cho người dùng do lúc này, độ trễ đầu cuối thấp hơn và giảm tải trên mạng truyền tải. Ưu điểm này đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng IoT do đa phần các thiết bị IoT muốn giao tiếp hiệu quả với nhau đều phụ thuộc vào hạ tầng của cloud. Nghĩa là toàn bộ thông tin dữ liệu phải được tổng hợp và phân tích tại cloud trước khi trả kết quả về thiết bị.

Hình 1.12 : Ứng dụng của điện toán biên trong 5G

Trong kỷ nguyên 5G, các dịch vụ mới yêu cầu cấu trúc mạng linh hoạt, dễ mở rộng, dễ sử dụng. Cấu trúc mạng 5G cơ bản tuân theo nguyên tắc mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng người dùng (dữ liệu) tách biệt (CUPS – Control User Plan Separated), trong đó mặt phẳng người dùng (dữ liệu) được đẩy ra biên (MEC – Mobile Edge Computing). Chính vì vậy, trong mạng 5G các chức năng của mặt phẳng người dung(UPF) có thể được di chuyển đến biên mạng hoặc thậm chí tại vị trí trạm gốc,

Điện toán biên

Mạng lõi Mạng ngoài

24

hoặc bên trong nhà máy, tòa nhà, trong nhà khi sử dụng trong ứng dụng nhà máy thông minh, IoT in home, hoặc phương tiện đi lại, bao gồm tàu hỏa, máy bay và ô tô riêng trong giao thông thông minh…Triển khai Edge computing là bắt buộc đối với các dịch vụ 5G yêu cầu độ trễ thấp bởi vì:

(1) MEC giúp hỗ trợ cho các ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp hoặc độ tin cậy cực cao. Ví dụ như y tế từ xa (điều khiển mổ), như giao thông thông minh, các ứng dụng thực tế ảo và đặc biệt ứng dụng IoT như gateways, Network Functions (router, switch, firewall,…các hệ thống sử dụng NFV – Network Function Virtualization), Game, chia sẻ nội dung, màn hình ảo, họp hội nghị, lưu trữ đám mây, AR/VR và đặc biệt là cho khách hàng doanh nghiệp trong việc triển khai dịch vụ mới như điều khiển robot, giám sát vận hành thông minh,.. do công nghệ này giúp phân loại dữ liệu tại nguồn, giải quyết nhanh gọn những phản hồi đơn giản để tiết kiệm không gian lưu trữ của cloud. Thực tế ở Hàn Quốc, triển khai MEC giúp tăng tốc độ đến 44%, giảm độ trễ 60%.

(2) Hỗ trợ việc mở rộng khối xử lý đáp ứng được yêu cầu thích ứng với nhu cầu thị trường và hướng theo trải nghiệm khách hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Mô phỏng và đánh giá khả năng xử lý tín hiệu trên kênh PDSCH của hệ thống 5G MIMO (Trang 38 - 39)