NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 30)

LƯỢNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Trong những năm đổi mới vừa qua, các doanh nghiệp Nhà nước phải đưong đầu với các thách thức như cung lớn hơn cầu, hàng ngoại nhập tràn lan, thị trường trong và ngoài nước yêu cầu khắt khe về chất lượng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải quan tâm hơn nữa tới đảm bảo và nâng cao chất lượng. Trong quá trình đổi mới quản trị sản xuất kinh doanh, quản trị chất lượng ở các doanh nghiệp Nhà nước đã có những sự chuyển biến tích cực, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

1. Thay đổi nhận thức về vai trò và nội dung quản lý chất lượng.

Nếu như trước đây các doanh nghiệp đồng nhất quản trị chất lượng với kiểm tra chất lượng và coi việc đảm bảo, nâng cao chất lượng là trách nhiệm của người sản xuất và người kiểm tra chất lượng, coi quản lý chất lượng là công việc của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, thì ngày nay các DNSX đã hiểu quản trị chất lượng đầy đủ hơn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã coi quản trị chất lượng là trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức trong doanh nghiệp, gồm tổng hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, xã hộiv ăn hoá được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất và cung ứng dịch vụ, từ marketing, thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp đến sử dụng, bảo hành nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

2. Xác định vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp đối với quản trị chất lượng. lượng.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã xác định 80% - 90% trách nhiệm đảm bảo, nâng cao chất lượng là thuộc về giám đốc. Bởi vậy, quản trị chất lượng trở thành trách nhiệm của mọi người, mọi bộ phận hợp thành trong doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp đối với quản trị chất lượng, một

số doanh nghiệp đã cơ cấu lại bộ máy quản trị doanh nghiệp và bộ máy quản trị chất lượng theo mô hình giám đốc trực tiếp nắm và chỉ đạo công tác quản trị chất lượng. Chẳng hạn ở xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội, giám đốc trực tiếp nắm phòng kế hoạch, kỹ thuật và kiểm tra chất lượng, ở Công ty Rượu vang, nước giải khát Thăng Long, giám đốc nắm và chỉ đạo ban áp dụng ISO 9000, dưới đó là các tổ cải tiến chất lượng và các nhóm chất lượng. Một số doanh nghiệp đã xây dựng chính sách, chiến lược chất lượng và coi trọng công tác đào tạo về chất lượng cho giám đốc và toàn thể cán boọ công nhân viên.

3. Xác định các biện pháp chủ yếu của quản trị chất lượng.

Trong quá trình quản trị chất lượng, đổi mới công nghệ là khâu đột phá, xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng là cơ sở kiểm tra, kiểm soát chất lượng là việc làm thường xuyên.

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam hiện nay còn thua kém thế giới 2 - 3 thế hệ nên đổi mới công nghệ được coi là nền tảng, là khâu đột phá trong hệ thống các biện pháp đảm bảo nâng cao chát lượng. Bởi vì không đổi mới công nghệ thì không đổi mới được thiết kế (sản phẩm, công nghệ) và không thể nâng cao được các thông số kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm.

Tiêu chuẩn hoá là cơ sở đảm bảo, nâng cao và quản trị chất lượng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tăng cường và đổi mới công tác tiêu chuẩn hoá theo hướng xây dựng và thực hiện 3 loại tiêu chuẩn chủ yếu (hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với từng loại sản phẩm, các qui định về qui trình, qui phạm sản xuất; xác định mức phế phẩm cho phép) và mở rộng, nâng cao tỷ trọng các tiêu chuẩn do doanh nghiệp quản lý.

4. Phấn đấu theo hệ thống quản lý chất lượng TQM, ISO 9000, HACCP. HACCP.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã tích cực phấn đấu để được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000. Nếu năm 1990, Việt Nam mới bắt đầu tuyên truyền áp dụng ISO 9000 và không ít doanh nghiệp chưa hiểu ISO 9000 là gì thì nay ISO 9000 đã trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp được công nhận

đạt tiêu chuẩn ISO 9000 tăng lên không ngừng. Năm 1997 chỉ có vài doanh nghiệp, năm 1998 có 28 doanh nghiệp, năm 1999 có 75 doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 9000. Đối tượng được công nhận ISO 9000 mở rộng, trước đây chỉ có xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài được nhận thì ngày nay ngoài các doanh nghiệp kể trên (60% năm 1999) còn nhiều doanh nghiệp sản xuất (32%) và cả doanh nghiệp tư nhân (8%) cũng được nhận.

Một số doanh nghiệp đang phấn đấu thực hiện hệ thống quản lý chất lượng TQM và HACCP. Hiện nay có 2 doanh nghiệp là công ty Nhựa tiền phong Hải Phòng và Công ty cơ khí xăng dầu thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện hệ thống quản lý chất lượng TQM. Đến cuối năm 1999, có 18 doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 30)