Những hạn chế.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 28)

3. Thành tựu và hạn chế

3.2. Những hạn chế.

a. Về quan điểm cho chi phí chất lượng sản phẩm.

Mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng cải tiến đổi mới được tư duy nhưng không phải không còn những doanh nghiệp vẫn đang còn giữ cái quan niệm cũ, ngại tiếp thu và đổi mới, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước khi nói đến cải tiến đổi mới họ sợ phải chi phí quá lớn bởi việc cải tiến chất lượng sản phẩm chủ yếu thông qua đầu tư cải tiến công nghệ dẫn đến một thói quen trong tư duy là muốn cải tiến nâng cao chất lượng thì phải có một lượng vốn khá lớn, mặt khác việc theo dõi tính toán và đánh giá hiệu quả cụ thể cho chất lượng đem lại còn gặp nhiêù khó khăn. Những trở ngại này đã làm cho nhiều doanh nghiệp ngại hay ít quan tâm đến chất lượng, không xây dựng cho mình một chương trình cải tiến, nâng cao chất lượng.

b. Hạn chế trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng.

- Sự chậm đổi mới cả chất lượng cũng như mẫu mã ở một số nhóm hàng tiêu dùng như xe đạp, hàng dệt, hàng thực phẩm…Một số loại hàng chất lượng đạt tiêu chuẩn nhưng mẫu mã lại không phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Hình thức và chất lượng chưa phù hợp.

Giá cả hàng hoá quá cao so với hàng ngoại: thực tế cho thấy hầu hết các mặt hàng do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất ra gía cao hơn nhiều so với các sản phẩm khác cùng loại đôi khi chất lượng cũng chẳng chênh lệch nhau nhiều tạo ra tâm lý không tin tưởng của người tiêu dùng . Nổi bật như đường kính giá của hàng hoá này cao hơn 2-2,5 lần so với hàng ngoại nhưng chỉ sau vài biến động giá của loại hàng hoá này giảm xuống chỉ còn một nưả tạo ra thắc mắc cho người tiêu dùng tại sao giá lại giảm nhiều thế mà vẫn có lãi và liệu rằng cháat lượng hàng có đảm bảo như trước.

- Về cơ chế quản lý chất lượng và chính sách về chất lượng chưa thực sự đồng bộ dẫn đến chính sách chất lượng trở thành khẩu hiệu và hình thức. Việc quản lý chất lượng quá kém, một số loại mặt hàng đặc biệt là hàng thực phẩm chưa đảm bảo ghi nhãn đúng quy định, hàng quá hạn sử dụng…khi thực hiện sự kiểm tra thì chỉ kiểm tra qua vài khâu của quy trình rồi đưa ra kết luận. Hàng nhập lậu, hàng giả ngày càng gia tăng.

- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp bởi chưa đưa ra được các quy định rõ ràng sản phẩm như thế nào thì không phù hợp và không phù hợp ở công đoạn , giai đoạn nào dẫn đến việc xử lý sản phẩm không phù hợp.

- Đánh giá nội bộ và đào tạo: đội ngũ chuyên gia đánh giá chưa được đào tạo đầy đủ nên hiệu quả đánh giá nội bộ chưa cao và không đánh giá được hết hiệu quả của hệ thống. Mặt khác nhu cầu đào tạo lại không được xác định theo công việc cụ thể mà lại mang tính hình thức do đó nhiều cán bộ không làm đúng chức năng của mình vì vậy khả năng chuyên môn không có dẫn đến tình trạng làm nhiều lâu ngày sẽ quen.

- Việc đầu tư vào việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập còn kém không được quan tâm đặc biệt là với hàng tiêu dùng Trung Quốc.

- Một trong những nguyên nhân lớn làm cho hiện nay khoảng 60% doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả hoặc thua lỗ kéo dài là do chất lượng sản phẩm không phù hợp nhu cầu người tiêu dùng.

- Về đổi mới tổ chức quản lý: một số doanh nghiệp lớn (do sát nhập các liên doanh nhỏ lại) , diện hoạt động rộng, tổ chức kồng kềnh không quản lý trực tiếp được chi phí sản xuất do đó đã làm tăng chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp lớn ở đây là phải lớn về chất lượng tức là do tính chất công nghệ quyết định nó phải lớn chứ không phải bằng cách sát nhập của doanh nghiệp nhỏ lại làm chia cắt tính liên hoàn của công nghệ. Mặt khác lại có quá nhiều cơ quan tham gia quản lý như: Bộ tài chính, ngân hàng nhà nước, bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ lao động thương binh xã hội, ban tổ chức cán bộ chính phủ. Do đó dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ gây chồng chéo các quyết định trong hoạt động sản xuất . Một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vạn năng ít chuyên môn hoá thậm chí có doanh nghiệp đã nhỏ lại còn kinh doanh đa ngành nghề lại sử dụng công nghệ vạn năng lạc hậu nên năng suất và chất lượng hàng không cao. Chưa có một cơ chế quản lý và giám sát giám đốc một cách chặt chẽ, chế độ quản lý tài chính còn lỏng lẻo, một số doanh nghiệp nhà nước đang biến tướng dần dần, vỏ là doanh nghiệp nhà nước nhưng nội dung bên trong lại là tư nhân.

- Hàng ngoại nhập quá nhiều giá rẻ, mẫu mã lại đẹp nên sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước không thể cạnh tranh được, mặt khác các sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước lúc nào cũng giữ vẻ truyền thống không chịu thay đổi việc áp dụng các hình thức khuyến mại, khuyến mãi rất ít nên không đánh được vào tâm lý ngưòi tiêu dùng.

PHẦN III

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w