LÀM SAO ĐỂ THẤT BẠI CÁCH THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Cac-Quan-Xet-E-xo-te_danh-cho-hoc-vien (Trang 42 - 46)

CÁCH THÀNH CÔNG

Chương 10

Nghe Bài Học: Cựu Ước Lược Khảo bài 36

Mục tiêu: Học từ lỗi lầm của Đa-vít cũng như lòng khao khát xưng nhận, ăn năn và

được tha thứ.

“Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi;

Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va;

Còn Chúa tha tội ác của tôi.” Thi thiên 32:5 Vâng lời là điều kiện tiên quyết để kinh nghiệm quyền năng của Đức Thánh Linh. Hầu như trong cuộc đời Đa-vít phản chiếu tấm gương về lẽ thật này. Nhưng Đa-vít cũng nhận biết phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho không phải bởi thành tựu của ông. Chúng được ban cho bởi ân điển của Đức Chúa Trời.

Một giai đoạn trong cuộc đời Đa-vít, ông phạm tội ngoại tình và giết người. Suốt cả năm đó, ông cố che giấu tội lỗi của mình. Tội lỗi của ông cho thấy ngay cả người tin kính cũng rơi vào cám dỗ nếu họ không cẩn thận. Tội lỗi của Đa-vít về sau khiến than thể ông suy kiệt. Tuy nhiên, khi đối diện với tội lỗi, ông quay về cùng Đức Chúa Trời. Điểm vĩ đại của Đa-vít là cách ông đáp ứng với thất bại và hậu quả của tội lỗi. Điều quan trọng khi thất bại là chúng ta xử lý như thế nào với thất bại của mình, chúng ta đáp ứng với nó ra sao. Ngay cả vào thời điểm phạm tội, Đa-vít cũng trở thành một gương mẫu vĩ đại nhất cho chúng ta trong Kinh Thánh.

1. Đúng hay Sai? Sau-lơ là tấm gương tốt về “người được xức dầu không vâng phục.”

43

2. Đúng hay Sai? “Người được xức dầu nhưng không vâng phục” không tồn tại lâu dài, ngay cả với cuộc đời người đó.

3. Đúng hay Sai? Đa-vít là tấm gương tốt về “người được xức dầu vâng phục.”

Trừ phi có chú thích khác, Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi

4. Điều Đa-vít muốn làm nhất cho Đức Chúa Trời là gì? a. Đánh chiếm nhiều lãnh thổ hơn

b. Xây nhà cho Đức Chúa Trời (đền thờ) c. Trở thành thầy tế lễ

d. Phát triển nền kinh tế đất nước

5. Đa-vít đáp ứng như thế nào với lời hứa của Đức Chúa Trời về hậu tự của ông? a. Ông cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã ban cho Đa-vít điều ông đáng nhận lãnh. b. Ông từ chối nhận.

c. Ông không có đức tin để tin.

d. Ông khiêm nhường nhận biết đó là món quà của ân điển.

6. Làm sao một người yêu Đức Chúa Trời nhiều như Đa-vít có thể phạm tội trầm trọng như vậy? a. Ông nghĩ ông đang làm điều Đức Chúa Trời muốn ông làm.

b. Ông quên luật pháp của Đức Chúa Trời.

c. Không ai quá vĩ đại đến mức không thể phạm tội. Tất cả chúng ta điều yếu đuối. d. Ông không thật sự yêu Đức Chúa Trời nhiều như ông đã nói.

7. Khi nào chúng ta dễ rơi vào cám dỗ nhất?

a. Khi chúng ta đạt đến một đỉnh nào đó trong đời sống tâm linh và nghĩ mình không thể phạm tội.

b. Khi chúng ta nhận ra mình tội lỗi biết dường nào.

c. Khi Đức Chúa Trời cám dỗ chúng ta vượt quá mức có thể chịu đựng. d. Khi mọi thứ trong cuộc đời đi theo hướng sai trật.

8. Đa-vít phạm tội gì? (Chọn tất cả những câu phù hợp)

a. Dùng danh Chúa trong vô vọng b. Ăn trộm

c. Tà dâm

d. Không tôn kính cha mẹ e. Giết người

f. Phạm luật ngày Sa-bát

9. Tình trạng thuộc linh của Đa-vít như thế nào trong thời gian che giấu tội lỗi? a. Ông vẫn rất kết quả và gần gũi với Chúa.

b. Tâm linh ông khô hạn và xa cách khỏi Đức Chúa Trời. c. Ông không thấy sự khác biệt nào.

44

10. Đa-vít đã đáp ứng như thế nào khi nhận ra tính nghiêm trọng của tội lỗi? a. Ông nổi điên với tiên tri Na-than

b. Ông trả tiền cho những ai biết tội lỗi của ông để giữ im lặng. c. Ông giả vờ như mình không hề phạm tội.

d. Ông xưng ra tội lỗi và ăn năn. 11. Chúng ta có thể học gì từ Đa-vít?

a. Ông là một tấm gương tốt cho chúng ta. b. Ông là một lời cảnh báo lớn cho chúng ta. c. Ông vừa là tấm gương vừa là lời cảnh báo.

d. Ông không phải là tấm gương hay lời cảnh báo gì cả.

12. Đa-vít đã xử lý tốt những điều nào sau đây? a. Cuộc đời

b. Sự chết c. Thành công d. Thất bại

e. Tât cả những điều trên

13. Điều gì xảy ra sau khi Đa-vít được tha thứ? a. Vẫn phải chịu hậu quả của tội lỗi.

b. Đức Chúa Trời cất đi mọi hậu quả tội lỗi của ông. c. Ông phải thoái vị.

d. Ông trở nên điên loạn như Sau-lơ.

Quý vị phản ứng như thế nào khi phạm tội? Có tội lội nào quý vị chưa thành thật xưng ra với Chúa không?

______________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________

Hãy cầu xin Đức Chúa Trời chỉ ra tội lỗi nào đang cản trở phước hạnh trong cuộc đời quý vị. Hãy xưng ra những tội Chúa bày tỏ trong tâm trí quý vị và hãy cảm tạ vì sự tha thứ hoàn toàn của Ngài. Hãy cầu xin Ngài giúp đỡ quý vị đứng vững trước cám dỗ.

45

1. Thực tế một người thánh khiết và tin kính như Đa-vít có thể phạm tội cách trầm trọng, điều này cho chúng ta bài học nào về sự cám dỗ và tội lỗi? (Xem 1 Cô-rinh-tô 10:12, 13)

___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 2. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi, tội lỗi nào của Đa-vít là tồi tệ nhất, tà dâm

hay giết người (chồng Bát-sê-ba)?

___________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________ 3. Đa-vít thất bại cách thành công trong ý nghĩa nào?

___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 4. Trong ý nghĩa nào Đa-vít thất bại nhưng không thành công?

___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 5. Robert Louis Stevenson viết: “Sớm hay muộn gì thì mỗi người đều phải ngồi dự bàn tiệc hậu

quả.” Kinh Thánh cho biết tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23). Một trong những hậu quả tồi tệ nhất của tội lỗi Đa-vít là gì và tại sao?

___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 6. Nếu Đa-vít không che giấu tội lỗi của mình suốt cả năm thì “bàn tiệc hậu quả” của ông hẳn đã

không nghiêm trọng như vậy phải không? Nói cách khác, nếu Đa-vít đến gặp tiên tri Na-than thay vì tiên tri Na-than đến gặp ông thì hậu quả của tội Đa-vít hẳn đã khác phải không? Hãy giải thích.

___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 7. Làm sao tiên tri Na-than biết tội của Đa-vít mà mạnh mẽ kết tội ông như vậy? Những thay đổi

nào Na-than hẳn đã nhận ra trong đời sống Đa-vít trong suốt thời gian ông che giấu tội lỗi? ___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________

46

Một phần của tài liệu Cac-Quan-Xet-E-xo-te_danh-cho-hoc-vien (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)