PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ THA THỨ

Một phần của tài liệu Cac-Quan-Xet-E-xo-te_danh-cho-hoc-vien (Trang 46 - 50)

Chương 11

Nghe Bài Học: Cựu Ước Lược Khảo bài 37

Mục tiêu: Hiểu sự ăn năn thật là gì và phương cách Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi

cho chúng ta.

“Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.”

1 Giăng 1:9

“Đức Chúa Trời ôi! Hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và làm cho mới lại

trong tôi một thần linh ngay thẳng.” — Thi thiên 51:10

Những Thi thiên Đa-vít viết trong những năm rối loạn sau khi phạm tội, chúng ta thấy sự vĩ đại của ông dầu khi thất bại về đạo đức và thuộc linh.

Đa-vít làm vua 40 năm – 16 năm trước khi phạm tội và 24 năm sau khi được Đức Chúa Trời phục hồi tâm hồn và đất nước. Nhưng sự phục hồi chỉ đến sau khi Đa-vít bước đi trong đường công bình qua việc xưng ra tội lỗi, ăn năn và kết ước đi theo đường lối Đức Chúa Trời.

Giống như Đa-vít, chúng ta đều có nan đề tội lỗi. Giải pháp của Đức Chúa Trời là sự tha thứ, nhưng để kinh nghiệm được, cũng như Đa-vít, chúng ta phải xưng ra tội lỗi của mình. Chúng ta bày tỏ mình hiểu và tin giải pháp của Đức Chúa Trời khi xưng nhận và dâng của lễ công bình – tức làm điều đúng – để bày tỏ sự ăn năn và tin cậy nơi Chúa. Khi theo gương Đa-vít xưng tội trong Thi-thiên 51, chúng ta đang đi theo con đường sự tha thứ và phục hồi của Đức Chúa Trời. Khi đó chúng có thể kinh nghiệm phước hạnh của sự tha thứ vì tội lỗi đã được cất khỏi.

47

1. Đúng hay Sai? Đa-vít là một nhân vật không quan trọng vì Kinh Thánh không ghi chép nhiều về cuộc đời ông.

2. Đúng hay Sai? Thông tin lịch sử trong I,II Sa-mu-ên giúp chúng ta hiểu về sách Thi Thiên 3. Đúng hay Sai? Các thi thiên thường diễn tả khi mọi sự tốt đẹp thì cuộc đời sẽ như thế nào.

Trừ phi có chú thích khác, Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi

4. Điều gì xảy ra khi chúng ta cố gắng làm người chăn cho chính mình? a. Chúng ta có thể kiểm soát tốt cuộc sống mình.

b. Chúng ta luôn biết mình đi đâu.

c. Đức Chúa Trời ban phước cho sự tự lập của chúng ta. d. Cuộc đời sẽ không tiến triển tốt.

5. Đa-vít đã đáp ứng như thế nào khi bị một người rủa sả?

a. Ông cứ để họ rủa sả vì nghĩ mình có thể đáng bị như vậy. b. Ông xử tử người rủa sả mình.

c. Ông trở nên sợ hãi Chúa. d. Ông rủa sả lại người đó.

6. Điều gì xảy ra khi chúng ta đầu phục sự sửa phạt của Đức Chúa Trời? a. Ngài cứ sửa trị chúng ta cho đến khi chúng ta hổ thẹn và ngã lòng. b. Ngài phục hồi tâm hồn chúng ta.

c. Ngài bảo chúng ta thôi phàn nàn đi.

d. Chúng ta mất thế đứng trong mắt Đức Chúa Trời. 7. Làm sao chúng ta biết mình được tha thứ?

a. Khi chúng ta từ chối mình phạm tội.

b. Khi người khác tha thứ cho chúng ta như Đức Chúa Trời tha. c. Khi chúng ta quên điều mình đã làm.

d. Kinh Thánh cho biết chúng ta được tha thứ khi xưng tội và ăn năn.

8. Khi Đa-vít cầu xin Đức Chúa Trời tạo nên trong ông một tấm lòng mới, ông đang thực sự cầu xin điều gì?

a. Đi lại con đường trước khi là tội nhân. b. Giúp ông thay đổi tâm trí về tội lỗi.

c. Vì Chúa tạo nên một điều gì đó hoàn toàn mới mà Đa-vít chưa từng có. d. Để thân thể khỏe mạnh trở lại.

9. Đa-vít tin như thế nào về sự phục hồi?

a. Rằng Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ phục hồi ông.

b. Rằng Đức Chúa Trời có thể phục hồi ông nếu ông hứa sẽ không bao giờ tái phạm. c. Rằng Đức Chúa Trời miễn cưỡng phục hồi ông.

48

10. Đức Chúa Trời thực sự muốn chúng ta phản ứng như thế nào đối với tội lỗi? a. Ngài muốn chúng ta dâng đúng sinh tế chuộc tội.

b. Ngài muốn chúng ta có một tấm lòng tan vỡ và đau buồn. c. Ngài muốn chúng ta che giấu tội lỗi khỏi người khác.

d. Ngài muốn chúng ta hiểu rằng mình không phạm tội xấu xa như những người khác. 11. Xưng tội có nghĩa là gì?

a. Chúng ta rất tiếc vì đã bị bắt quả tang. b. Chúng ta nói xin lỗi.

c. Chúng ta phải hành xác để hối lỗi và dâng của lễ.

d. Chúng ta đồng ý với Đức Chúa Trời và thừa nhận mình phạm tội.

Quý vị có nhớ thời điểm mình tan vỡ tấm lòng về tội lỗi không? Quý vị đã thưa với Chúa điều gì? Ngài đã phục hồi quý vị bằng cách nào?

______________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________

Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho quý vị cách nhìn về tội lỗi giống như Ngài. Hãy cầu xin Ngài giúp quý vị thấy tội lỗi của mình như Ngài thấy để quý vị nhanh chóng xưng ra trước Ngài. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài yêu quý vị đủ để sửa phạt khi quý vị ăn năn. Hãy cảm tạ Ngài vì Ngài hứa phục hồi tâm hồn cho quý vị.

49

1. Thi thiên 51 cho chúng ta biết gì về sự xưng tội của Đa-vít? và Thi thiên 32 cho chúng ta biết gì về kết quả của sự xưng tội và tình trạng thuộc linh, cảm xúc, tâm lý và sức khỏe của Đa-vít như thế nào trước khi xưng tội?

___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 2. Khi Đa-vít cố che giấu mọi điều mình làm, ông đã trải qua một năm như thế nào? (Tôi đề nghị

quý vị sử dụng Bản Diễn ý Living Bible của Thi thiên 32 khi suy nghĩ câu trả lời này.) ___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 3. Điều này cho chúng ta biết cuộc sống sẽ tệ hại như thế nào nếu cứ cố che giấu và sống với tội

lỗi chưa xưng ra?

___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 4. Trong Thi thiên 51 lời cầu nguyện của Đa-vít trong tiếng Hê-bơ-rơ là xin cất đi tội lỗi của tôi.

Ông cũng dùng từ “được xưng công bình.” Điều này cho thấy Đa-vít là một tiên tri trong khía cạnh nào? Những sách nào trong Tân Ước được viết để bày tỏ cho chúng ta điều Đức Chúa Trời làm để cất đi tội lỗi chúng ta hay tuyên bố chúng ta được xưng công bình?

___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 5. Hai sách Sa-mu-ên giúp chúng ta như thế nào trong việc giải nghĩa những thi thiên của Đa-

vít?

___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 6. Hãy giải thích ý nghĩa của lời tuyên bố sau: “Khi đã xưng nhận mọi tỗi lỗi trước mặt Đức

Chúa Trời, chúng ta phải nhớ điều Đức Chúa Trời nhớ và quên điều Đức Chúa Trời quên.” ___________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 7. Đa-vít cầu nguyện nài xin “Đức Chúa Trời ôi! Hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch,

và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng.” (Thi thiên 51:10) ông đang nói với Đức Chúa Trời và chúng ta điều gì về chính ông và chính xác là ông đang cầu xin Chúa làm điều gì?

___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________

50

Một phần của tài liệu Cac-Quan-Xet-E-xo-te_danh-cho-hoc-vien (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)