- Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ
4 Các điểm giao dịch
2.2.1.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tíndụng và hồ sơ vay vốn.
sơ vay vốn.
Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo Ngân hàng cho vay và thông báo lại cho khách hàng.
- Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ về hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, mục đích vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay.
a. Hồ sơ pháp lý bao gồm:
- Chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam); hộ chiếu (đối với khách hàng vay nước ngoài). Khách hàng cần xuất trình bản chính để cán bộ tín dụng xem xét đối chiếu, cán bộ tín dụng sau đó sẽ lưu bản sao.
Chuyên đề tốt nghiệp
- Các giấy tờ cần thiết khác theo qui định của pháp luật.
b. Hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Giấy đề nghị vay
- Giấy xác nhận là cán bộ nhân viên / Thư cam kết hỗ trợ của cơ quan quản lý lao động.
- Xác nhận / giấy tờ chứng minh về thu nhập hàng tháng / thu nhập không thường xuyên của cơ quan quản lý lao động / Ngân hàng (trong trường hợp nhận tiền kiều hối), ví dụ như hợp đồnh thuê nhà, thuê xe,…
- Bản sao hợp đồng lao động (trong đó cho thấy thời gian đã công tác ít nhất 12 tháng).
- Các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh về việc mục đích, nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ,…
c. Hồ sơ bảo đảm tiền vay
CVTD đối với đối tượng khách hàng là cán bộ công nhân viên, hưu trí… hưởng lương hoặc trợ cấp xã hội thì không cần có tài sản đảm bảo. Mức cho vay không quá 36 tháng lương hoặc trợ cấp của cá nhân.
Tài sản đảm bảo chỉ bắt buộc đối với đối tượng khách hàng vay là hộ sản xuất kinh doanh hoặc cán bộ công nhân viên, hưu trí có nhu cầu vay với số tiền quá 36 tháng lương hoặc trợ cấp của cá nhân. Trường hợp cần tài sản đảm bảo, Ngân hàng và khách hàng phải lập bộ hồ sơ bảo đảm tiền vay bao gồm:
- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng: + Giầy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo qui định của pháp luật).
+ Các loại giấy tờ khác liên quan.
- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai:
Giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành trong tương lai trong đó nêu rõ quá trình hình thành tài sản và bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi được hình thành.
Chuyên đề tốt nghiệp
- Trường hợp thế chấp tài sản của bên thứ ba: + Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba.
Các giấy tờ khác như hồ sơ bảo đảm bàng tài sản của khách hàng. - Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất:
+ Hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trích lục bản đồ thửa đất. + Chứng từ nộp tiền thuế đất. + Và các giấy tờ khác có liên quan.
Tiếp nhận hồ sơ.
- Nếu là cán bộ công nhân viên vay vốn thì do bản thân mang hồ sơ đến nộp trực tiếp cho Ngân hàng.
- Trong trường hợp do cán bộ tín dụng liên kết với người quản lý lao động làm đại lý cho vay cho Ngân hàng thì đại diện của cơ quan, đơn vị hoặc người quản lý lao động sẽ tập hợp hồ sơ và trực tiếp nộp hồ sơ cho cán bộ tín dụng. Cơ quan, đơn vị đó sẽ có trách nhiệm thu lương hàng tháng của người vay để trả nợ Ngân hàng.
- Cán bộ tín dụng kiểm tra nếu thấy hợp lý và hợp lệ sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày thẩm định, thông thường thì ngày thẩm định là thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, nếu còn chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ thì đề nghị tiếp tục bổ sung các giấy tờ còn thiếu.