Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hà Tĩnh ppt (Trang 32 - 38)

- Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ

1.3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng

Cũng như các hình thức cho vay khác CVTD chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, khách hàng… và cả chính bản thân Ngân hàng.

Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của các NHTM thành 2 nhóm:

a) Nhóm nhân tố khách quan:

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm mọi hoạt động của tất cả

các thành phần kinh tế mà đặc trưng của nó là trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người… Bất kỳ sự biến động nào của các hoạt động kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hơn nữa, hoạt động của các NHTM được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, vì vậy, sự ổn định hay bất ổn, tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Một môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể kinh tế hoạt động có hiệu quả và có sự tham gia của các chủ thể kinh tế khác góp phần thúc đẩy quy mô tín dụng lên cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế có những biến động khó lường hay trong tình trạng khó khăn, các kế hoạch hay dự tính khó có có thể chính xác được thì các chủ thể kinh tế sẽ có xu hướng co cụm trong hoạt động của mình hoặc rút khỏi nền kinh tế hay lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Chính những điều này làm quy mô tín dụng tụt giảm xuống. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng thì chất lượng tín dụng cũng bị

Chuyên đề tốt nghiệp

ảnh hưởng nghiêm trọng do thu nhập của người dân giảm sút dẫn đến giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng, rủi ro vì đó mà tăng lên.

- Môi trường xã hội:

Các nhân tố xã hội như: Niềm tin, tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội, trình độ dân trí, bản sắc dân tộc… ảnh hưởng trực tiếp tới các tác nhân chính tham gia vào các quan hệ tín dụng Ngân hàng, đó là Ngân hàng và khách hàng. Chất lượng CVTD của Ngân hàng có cao hay không phụ thuộc một phần vào thiện chí trả nợ của khách hàng, vào nét tính cách tiêu biểu của người dân như tính cần cù, trung thực, ham lao động và tằn tiện hay là ưa thích hưởng thụ…

Người dân Việt Nam có thói quen tiết kiệm để mua sắm nhà ở trong tương lai khi có thể. Sau đó mới nghĩ đến việc hưởng thụ; Bởi vậy, họ không có tư tưởng vay để sống sung túc trong cảnh nợ nần. Yếu tố thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vay tiêu dùng. Những người có thu nhập cao thường có thói quen mua sắm hưởng thụ cao hơn.

Xu hướng di dân từ nông thôn ra thành phố cũng là yếu tố tác động đến sự mở rộng tín dụng tiêu dùng của các NHTM. Việc tập trung ngày càng đông ở các đô thị cộng với thu nhập cao sẽ đẩy nhu cầu vay tiền thoả mãn việc mua sắm xây dựng nhà cửa tăng lên, mở rộng thị trường cho các NHTM.

-Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh là khó tránh khỏi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Các đối thủ cạnh tranh rất đa dạng và phức tạp, đó có thể là các đối thủ cũ, cũng có thể là các đối thủ mới, thậm chí là các đối thủ còn chưa hoạt động trên thị trường. Sự xuất hiện này dẫn đến thị trường CVTD bị chia nhỏ. Tuy nhiên, cạnh tranh không phải để thắng thua mà cạnh tranh để cùng phát triển. Điều quan trọng là các Ngân hàng phải hiểu đối thủ, tìm ra bản sắc riêng của mình để không những giữ chân khách hàng mà còn thu hút thêm khách hàng mới.

Chuyên đề tốt nghiệp

Do đặc thù của ngành Ngân hàng luôn mang tính rủi ro cao và sự đổ vỡ có tính chất dây chuyền, do đó kinh doanh Ngân hàng luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho Ngân hàng những cơ hội mới và cả những thách thức mới. Môi trường pháp lý thường sẽ giúp các Ngân hàng tránh được những rủi ro. Do vậy, một Ngân hàng luôn luôn cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với những quy định mới, phân tích và dự báo được những xu hướng thay đổi của môi trường pháp luật từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với xu thế chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

-Khách hàng vay vốn.

Khách hàng vay vốn là nhân tố mang tính quyết định đến chất lượng của tín dụng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng. Nhân tố này được xem xét đến dựa trên các mặt như đạo đức của khách hàng, tính trung thực của khách hàng v.v… Đạo đức của khách hàng được đánh giá trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm nó là yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ của khách hàng. Khách hàng phải có năng lực pháp lý để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng. Mức tín nhiệm của khách hàng liên quan đến sự sẵn lòng và thiện chí thực hiện hợp đồng.

Trên thực tế, nguồn trả nợ cho Ngân hàng trong cho vay tiêu dùng là một vấn đề quan trọng. Đa số thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai là nguồn trả nợ chính của khách hàng, khách hàng có thu nhập càng cao thì việu trả nợ định kỳ càng ít ảnh hưởng tới các chi tiêu khác, đặc biệt là chi tiêu thường xuyên của khách hàng, ít ảnh hưởng tới tình hình tài chính của khách hàng và khoản vay càng an toàn. Tuy vậy, ở thực tế để xác định được thu nhập thường xuyên ở Việt Nam là rất khó khăn vì đa số họ không giao dịch thanh toán qua Ngân hàng, giao dịch tiền mặt còn chiếm tỷ trọng lớn. Việc đảm bảo thực hiện tiền vay của khách hàng là thiết lập cớ sở pháp lý để có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, giảm nhiều rủi ro cho Ngân hàng khi cấp ra một khoản tín dụng. Tài sản

Chuyên đề tốt nghiệp

đảm bảo là một trong những điều kiện xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất để ra quyết định cho vay.

- Môi trường công nghệ:

Sự ra đời và phát triển của công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt của ngành Ngân hàng. Công nghệ mới cho phép Ngân hàng đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ mới như sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép Ngân hàng cung cấp các dịch vụ Ngân hàng điện tử, có thể phục vụ khách hàng 24/24. Phương thức trao đổi giữa khách hàng và Ngân hàng cũng rất nhạy cảm đối với các tiến bộ công nghệ. Trong cạnh tranh, người quản lý Ngân hàng phải tìm ra những lợi thế về công nghệ của Ngân hàng, đánh giá, xác định rõ khoảng cách về công nghệ giữa Ngân hàng mình và các Ngân hàng đối thủ trong và ngoài nước. Công nghệ Ngân hàng càng tốt, khả năng bảo mật càng cao, tốc độ giao dịch nhanh, chính xác thì càng nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng càng tốt nhu cầu của khách hàng.

b) Nhóm nhân tố chủ quan.

CVTD ở các NHTM không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc chính bản thân Ngân hàng như chính sách, tài sản, cán bộ nhân viên…

- Vốn tự có của Ngân hàng

Vốn tự có đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động Ngân hàng vì Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt đó là kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng nhưng nó là cơ sở để thu hút các nguốn vốn khác và khởi đầu tạo uy tín cho Ngân hàng. Theo luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng không được phép cho một tổ chức nào vay quá 15% vốn tự có của mình nên khi Ngân hàng có vốn tự có lớn thì khả năng mở rộng tín dụng cao sẽ cao hơn. Cũng chính sức mạnh của vốn tự có này giúp Ngân hàng có thể chịu đựng khi nền kinh tế gặp khó khăn hay tình hình hoạt động của Ngân hàng không tốt.

Chuyên đề tốt nghiệp

-Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kì hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện, tài sản đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt qua giới hạn, các khoản vay có vấn đề… Tất cả các yếu thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng sẽ thành công trong việc mở rộng tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng. Ngược lại, nếu các yếu tố chính sách đều cứng nhắc, không hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàng thì Ngân hàng không thể thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng của mình. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt xảy ra giữa các Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng thì chính sách tín dụng đúng đắn, linh hoạt là hết sức quan trọng. Ngân hàng càng đa dạng hoá mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và có cách xử lý đúng đắn các khoản nợ của khách hàng, có chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm hấp dẫn thì càng thu hút được nhiều khách hàng.

- Quy trình cấp tín dụng:

Sự tôn trọng và kết hợp nhịp nhàng trong các bước sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm được diễn biến của khoản tín dụng để có biện pháp can thiệp kịp thời, sớm ngăn chặn hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Song trong khi thực hiện cần phải áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp để không gây khó khăn cho khách hàng vì quá nhiều thủ tục rườm rà, quá nhiều công đoạn làm mất khả năng thu hút được nhiều khách hàng và cảm tình của họ khi quan hệ với Ngân hàng.

- Thông tin tín dụng:

Đây là các thông tin về thị trường, về khách hàng, về tình hình tài chính, năng lực của khách hàng, thông tin về tình hình kinh tế xã hội, xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của chính Ngân hàng mình… Các thông tin này giúp Ngân hàng chủ động trong việc cung cấp tín dụng và đánh giá rủi ro một

Chuyên đề tốt nghiệp

cách chính xác hơn về các khoản tín dụng của mình. Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho Ngân hàng ngăn chặn hạn chế những rủi ro tiềm năng và giữ được khách hàng tốt cho mình.

-Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị:

Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị là 2 nhân tố quan trọng trong chiến lược mở rộng tín dụng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng. Chất lượng nhân sự bao gồm cả hai yếu tố đó là đạo đức nghề nghiệp và trình độ nghiệp vụ. Dưới con mắt của khách hàng, cán bộ tín dụng là hình ảnh của Ngân hàng. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng lấy được lòng khách hàng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng mình, và đội ngũ cán bộ tín dụng đó phải có trình độ nghiệp vụ cao, khi đó Ngân hàng sẽ tránh được những rủi ro tín dụng không đáng có trong quá trình cung cấp tín dụng.

Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng cũng có ảnh hưởng sâu sắc tới việc thu hút khách hàng cũng như mục tiêu mở rộng tín dụng. Việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ các yêu cầu của khách hàng sẽ giảm chi phí và giúp Ngân hàng nâng cao được khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hà Tĩnh ppt (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w