Từ việc nghiên cứu tổng quan chuyên đề trong chương 1 đã giúp tác giả đưa ra được những đánh giá như sau:
Các nghiên cứu trước đây đã tạo cơ sở quan trọng giúp xác định các bước đi cần thiết trong nghiên cứu về ngành Linh trưởng nói chung và loài Voọc nói riêng.
Tổng quan địa bàn nghiên cứu trong chuyên đề giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về đặc thù và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có nghiên cứu được triển khai. Mặt khác, phần này còn cung cấp cho ta thông tin về định hướng phát triển của Huyện và những việc phải làm trong bảo vệ loài Voọc bạc Đông Dương trước sức ép lớn về kinh tế như hiện tại.
Hiện nay, các nghiên cứu đi theo hướng xác định hiện trạng loài Voọc bạc Đông Dương và báo động thực trạng mà loài đang gặp phải trong tự nhiên dưới áp lực kinh tế vẫn rất ít nên phần tổng quan chuyên đề này giúp tác giả sâu chuỗi tất cả các nghiên cứu trước đây lại để làm cơ sở lý thuyết và qua đó có cơ sở thực hiện nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm hoàn thiện các điểm thiếu xót.
15
CHƢƠNG 3
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân loài Voọc bạc Đông Dƣơng 3.1.1. Phân loại khoa học
Theo Nadler., T., Timmins và cộng sự (2008) thì phân loài Voọc bạc Đông Dương đã được phân loại về mặt khoa học rất rõ ràng nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học và là cơ sở quan trọng cho chính phủ và các bên liên quan phụ trách công tác bảo tồn ở các quốc gia căn cứ vào để lập kế hoạch bảo tồn và được ghi chép cẩn thận trong Sách đỏ về các loài bị đe doạ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (The IUCN Red List of Threatened Species) (chi tiết xem Bảng 3.1. Phân loại khoa học Voọc bạc Đông Dương)
Bảng 3.1. Phân loại khoa học Voọc bạc Đông Dương
Tiêu chí phân loại Tên tiếng anh Phân loại khoa học Ghi chú
Giới (regnum) Animalia Động vật
Ngành (phylum) Chordata Chordata
Lớp (class) Mammalia Động vật có vú
Bộ (ordo) Primate Linh trưởng
Họ (familia) Cercopithecidae Cercopithecidae
16
Nhóm loài (species group) T. cristatus T. cristatus Loài (species) Trachypithecus Trachypithecus Phân loài (subspecies) Trachypithecus germaini
caudalis
Trachypithecus germaini caudalis Nguồn: Tổng hợp theo The IUCN Red List of Threatened Species, 2008
3.1.2. Tình trạng bảo tồn của phân loài
Hiện trạng của Voọc bạc Đông Dương ở Việt Nam hiện vẫn chưa xác định được rõ ràng do có quá ít nghiên cứu về chúng và cũng do chúng ta chưa thấy được tầm quan trọng của phân loài này cũng như trước đây chúng còn khá nhiều tại nước ta. Tuy nhiên, loài này từ lâu đã được Sách đỏ thế giới liệt vào danh sách là loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng (EN) và đang ở mức nguy cấp (VU) tại Việt Nam sau khi nghiên cứu các tài liệu của các nhà khoa học nước ngoài cho thấy loài này có giá trị rất cao về khoa học và được nuôi làm vật thí nghiệm nghiên cứu Vaccine chữa bệnh phục vụ cho con người. (chi tiết xem Hình 3.1. Phân cấp tình trạng bảo tồn Voọc bạc Đông Dương theo IUCN và Hình 3.2. Phân cấp tình trạng bảo tồn Voọc bạc Đông Dương ở Việt Nam) (Nadler., T., Timmins.,và cộng sự., 2008; Nadler., T., Walter và cộng sự., 2005).
17
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Nadler., và cộng sự., 2008; Nadler., và cộng sự., 2005.
Hình 3.1. Phân cấp tình trạng bảo tồn Voọc bạc Đông Dương theo IUCN
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Nadler., và cộng sự., 2008; Nadler., và cộng sự., 2005.
Hình 3.2. Phân cấp tình trạng bảo tồn Voọc bạc Đông Dương ở Việt Nam Từ việc phân cấp này, ta thấy rất rõ mối quan tâm ngày càng lớn không chỉ của các nhà khoa học mà còn của cả cộng đồng xã hội về loài Voọc này. Không những thế, chuyên đề nghiên cứu còn chỉ ra rằng đã đến lúc phải có nhiều nghiên cứu hơn về đề tài Voọc bạc Đông Dương, phân bố của chúng hiện thế nào?, các đặc tính cũng như sinh cảnh sống của chúng? Và trong bối cảnh phát triển kinh tế như hiện nay thì liệu chúng có chung số phận với nhiều loài động vật khác (là một công
VU EN
LC CR EX
Nhóm bị đe doạ
Ít đƣợc quantâm Tuyệt chủng
Nhóm bị đe doạ
Ít đƣợc quantâm Tuyệt chủng
18
cụ phục vụ lợi ích của con người) hay không? thì trong các phần sau của chuyên đề sẽ dần giải mã những nghi vấn này.
3.1.3. Phân bố của Voọc bạc Đông Dƣơng
Chính vì chưa có nhiều các nghiên cứu thống kê về hiện trạng của loài nên phạm vi phân bố chính xác của loài hiện cũng không được rõ ràng lắm và trên thực tế thì hơi khó xác định. Hiện nay, công tác xác định phân bố của loài thì chỉ dựa theo các nghiên cứu của Duckworth và cộng sự (1999) và của Robin Rosetta Fiore (2015) là chủ yếu.
Theo Duckworth và cộng sự (1999) thì trước đây Voọc bạc Đông Dương được tìm thấy trải dài về phía đông thuộc lãnh thổ các nước: Campuchia (như Siemreab, Kampong Chhnang, Kampong Saom, Batdambang...), Việt Nam (như Gia Lai, Quy Nhơn, Nha Trang, các vùng núi đá vôi tại Kiên Giang...) và từ phía Nam Lào ( như Xekong, Champasak, Attapu...) và còn một số nơi xa về phía bắc ở toạ độ 15.4oN. Về phía tây, thì phân loài này được tìm thấy từ tỉnh Kanchamburi xuống tận miền nam Thái Lan (như Chon Buri, Bangkok, Nakhon Pathom, Nakhon Sawan,...) cho đến vịnh Bengal ở Myanmar (chi tiết xem Hình 3.3. Bản đồ khu vực phân bố Voọc bạc Đông Dương).
19
Hình 3.3. Bản đồ khu vực phân bố Voọc bạc Đông Dương
Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Duckworth và cộng sự, 1999 Tuy nhiên, hiện nay Voọc bạc Đông Dương trong tự nhiên ở Việt Nam hiện còn rất ít, chỉ còn phát hiện được chúng trong tự nhiên phân bố tại hai điểm là các vùng núi đá vôi thuộc huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang và một số ít sống tại Vườn quốc gia Phú Quốc (nhưng tỷ lệ không đáng kể) vì vậy có thể xem Voọc bạc Đông Dương là loài linh trưởng quan trọng đặc hữu chỉ có ở Kiên Giang và tiêu biểu cho vùng núi đá vôi Kiên Lương. Chính điều này đã đặt ra một bài toán lớn là phải làm sao bảo tồn được loài này trong tự nhiên với một khu sinh cảnh an toàn riêng biệt cho chúng thì về lâu dài mới có thể bền vững, mà muốn làm được điều đó thì chỉ còn một cách là phải xem phân loài này hiện thế nào, đặc tính, tập quán,
20
nguồn dinh dưỡng và sinh cảnh sống của chúng ra sao thì mới có giải pháp bảo tồn hữu hiệu (Robin Rosetta Fiore, 2015).
3.1.4. Đặc tính và sinh cảnh sống của Voọc bạc Đông Dƣơng
Mô tả đặc điểm nhận dạng + Đặc điểm sinh học:
Voọc bạc Đông Dương hay còn gọi là voọc bạc Trường Sơn hay còn gọi đơn giản là voọc bạc hay voọc màolà một loài khỉ có cơ thể nhỏ, trọng lượng của các cá thể trưởng thành
nặng từ 5-7 kg (trung bình dao động trong khoảng 4,8–7 kg) và chúng có chiều dài đầu và thân là 49-57 cm, chiều dài đuôi là
72–84 cm. Voọc Hình 3.4. Voọc bạc Đông Dương trưởng thành (Nguồn: Internet) bạc Đông Dương mang thai khoảng 180-185 ngày và tuổi thọ khoảng 20-29 năm (Lê Hồng Thía., Hoàng Minh Đức., et.al.,2015).
+ Đặc điểm hình thể:
Thân hình thon nhỏ, toàn thân lông màu xám, chúng có bộ lông màu sẫm (màu xám sẫm), chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Thân chúng còn chuyển từ màu xám tới màu đen với các chóp lông màu xám hay vàng nhẹ, tạo nên
21
hình ảnh như ánh bạc làm cho bộ lông lấp lánh ánh bạc. Lông bụng xám nhạt và lông đuôi vàng nhạt, khuôn mặt màu xanh xám đen và có chòm râu dài màu trắng nhờ. Mặt trắng nhạt, phía bụng màu xám nhạt. Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn (Chiếc mào trên đầu gần như nhọn), lông trên đỉnh đầu có màu tối xám, chóp lông màu xám nhạt hay vàng nhạt, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Chân tay dài,
đuôi dài, phần dưới đuôi có màu hơi vành nhạt. Bàn tay và chân màu đen, không lông. Con con có màu vàng tươi (khi mới sinh có màu da cam và chuyển thành màu xám ở độ tuổi 3-4 tháng tuổi) (Lê Hồng Thía., Hoàng Minh Đức., et.al.,2015).
Tập tính của Voọc bạc Đông Dƣơng
Voọc bạc sống theo nhóm gia đình gồm từ 10 đến tối đa 40 cá thể (số lượng con trong đàn trung bình là 15-38). Cấu trúc đàn là một đực và nhiều cái. Trong đàn có một con đực dẫn đầu, thường con đực ít chú ý tới con non hơn và trách nhiệm chăm con non hầu như là của voọc cái. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Leo trèo rất giỏi và sống ở trên cây, voọc sống trên cây cao, đôi khi cũng gặp ở rừng sình lầy. Thường thì trong một nhóm gia đình của chúng có các đàn nhỏ khoảng 10-15 con/đàn, kiếm ăn ban ngày, di chuyển bằng cách nhảy từ ngọn cây này sang ngọn cây kia (vì sức bật của chúng rất xa, có thể nhảy xa trong khoảng cách 5m). Chính vì đặc tính sống theo gia đình nên voọc có thói quen là sẽ giao phối với các cá thể ở các nhóm gia đình khác và chính điều này góp phần làm cho chúng không
Hình 3.5. Voọc bạc Đông Dương con (Nguồn: Internet)
22
bị đồng huyết (đề hoà loãng di truyền, tránh đồng huyết thì số lượng voọc ở các đàn cộng lại phải trên 50 cá thể) nhưng trong trường hợp bị chia cắt chỉ có số lượng cá thể nhất định trong nhóm gia đình thì hiện tượng đồng huyết vẫn diễn ra (do giao phối cận huyết) và điều này về lâu dài sẽ phá vỡ cấu trúc di truyền của đàn Voọc, làm đẩy nhanh quá trình tuyệt chủng về mặt sinh học ở chúng. Tuy nhiên vấn đề này hiện đã có xảy ra đối với một số đàn voọc bạc Đông Dương sống tại Kiên Lương song song với việc mất nguồn thức ăn, sinh cảnh sống của chúng do quá trình phát triển kinh tế tại đây gây ra (Lê Hồng Thía., Hoàng Minh Đức., et.al.,2015; Nguyễn Xuân Niệm., 2011).
Chế độ dinh dƣỡng
Quan sát tập tính của Voọc bạc Đông Dương cho thấy hoạt động ăn chiếm 45% quỹ thời gian hoạt động của voọc. Thời gian còn lại, chúng dành cho các hoạt động khác như: di chuyển, nghỉ ngơi, hoạt động xã hội và quan sát. Trong thành phần thức ăn của mình, Voọc bạc Đông Dương ăn thực vật là chính, chúng sử dụng đa dạng các bộ phận của thực vật để làm thức ăn bao gồm lá non, lá trưởng thành, quả, hoa, chồi và các bộ phận khác (cuống lá, vỏ hạt, vỏ thân cây, lá khô) nhưng cũng có một số ghi nhận là Voọc bạc Đông Dương có ăn thêm cả côn trùng gồm chủ yếu là các loài thuộc họ Bổ củi (có tên khoa học là: Elateridae) và họ Ve sầu (có tên khoa học là: Cicadoidea). (chi tiết xem Bảng 3.2. Bảng xác định thành phần thức ăn của Voọc bạc Đông Dương) (Chivers, 1994).
23
Bảng 3.2. Bảng xác định thành phần thức ăn của Voọc bạc Đông Dương Thành phần
thức ăn Đặc điểm của thành phần thức ăn
Lá trưởng thành Các loại lá đã phát triển đầy đủ (nhưng không phải lá già) Cuống lá Phần liên kết giữa phiến lá và cành cây
Lá non
Phân biệt với các lá trưởng thành bởi ít nhất hai đặc điểm sau: kích thước nhỏ hơn, màu nhạt hơn/đỏ hơn, chưa duỗi thẳng Hoa và nụ hoa Mô sinh sản; đài hoa, tràng hoa
Hạt Phôi và lá mầm, nhưng không có vỏ hạt dày
Quả chín Lá noãn và các mô bao quanh lá noãn bao gồm cả vỏ quả xơ có màu vàng, đỏ và vỏ quả mọng hoặc mềm
Quả xanh Lá noãn và các mô bao quanh lá noãn bao gồm cả vỏ quả xơ có màu xanh, nhạt và vỏ quả cứng
Côn trùng
Các loài thuộc họ Bổ củi (tên khoa học: Elateridae), Ve sầu (tên khoa học: Cicadoidea)
Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Chivers, 1994 Theo Lê Hồng Thía, Hoàng Minh Đức và cộng sự (2015) thì thành phần thức ăn của Voọc bạc Đông Dương được chia tỷ lệ khá rõ ràng, chi tiết (Xem chi tiết
24
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ thành phần thức ăn của Voọc bạc Đông Dương (Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Lê Hồng Thía, Hoàng Minh Đức và cộng sự,
2015)
Qua biểu đồ Hình 3.6 ta có thể nhận xét được rằng lá non chính là bộ phận thực vật được Voọc bạc Đông Dương ưu tiên sử dụng nhiều nhất trong tổng thành phần thức ăn của mình (chiếm 58,8%) và quả là một lựa chọn thứ hai (chiếm 23,6%), với quả chín được ăn nhiều hơn quả non. Lá trưởng thành ít được lựa chọn hơn, đứng thứ ba với 8,5% và xếp thứ tư là chồi với 5,3%. Ngoài ra hai thành phần ít được Voọc bạc Đông Dương lựa chọn sử dụng nhất lần lượt là hoa và các thành phần khác (kể cả côn trùng) với 2,8% và 1,3%. Như vậy, biểu đồ đã thể hiện rõ nét đặc tính của loài Voọc đó là loài ăn thực vật và chủ yếu là ăn lá non mà thôi. Kết luận này còn được thể hiện thông qua việc khảo sát thành phần thức ăn giữa các tháng trong một năm ở Voọc bạc Đông Dương (xem chi tiết trong Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thành phần thức ăn theo tháng của Voọc bạc Đông Dương trong năm) (Lê Hồng Thía, Hoàng Minh Đức và cộng sự, 2015).
25 Chú thích Lá non Lá trưởng thành Quả Hoa Chồi Thành phần khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng G ia o đ ộ n g t h à n h p h ầ n t h ứ c ă n từ 46,8% đến 89,3% từ 2% đến 14,4% từ 2% đến 59,6% Không ghi nhận tỷ lệ Không có ghi nhận 16,7% 23,3%
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi thành phần thức ăn theo tháng của Voọc bạc Đông Dương trong năm
Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Lê Hồng Thía, Hoàng Minh Đức và cộng sự, 2015)
Biểu đồ này cho thấy lá vẫn là bộ phận thực vật được Voọc bạc Đông Dương ăn trong suốt 12 tháng, trong đó lá non vẫn được chọn ăn nhiều hơn lá trưởng thành. Tỉ lệ của lá non dao động từ 46,8% đến 89,3% so với lá trưởng thành từ 2% đến 14,4%. Quả cũng là thành phần thức ăn được Voọc bạc Đông Dương ăn trong suốt 12 tháng và có sự dao động rõ rệt giữa các tháng từ 2% đến 59,6%. Riêng trong những tháng nhiều quả Voọc thường ưu tiên ăn quả trước sau đó mới ăn lá, như tháng 1 voọc ăn 59,6% quả so với 34,9% lá hay như trong tháng 8 thì chúng ăn với tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau (45,7% quả, 47% lá). Mặt khác, chồi hay đọt non của thực vật cũng là thức ăn có sự phân biệt giữa các tháng do voọc chỉ ăn chồi của một số cây nên chúng chỉ ăn loại này nhiều nhất trong tháng 7 và tháng 11 (16,7% và 23,3%) khi những thực vật này có chồi non. Tương tự như vậy, voọc bạc Đông
26
Dương chỉ ăn hoa của một số loài vào các tháng 7, 8, 9, 10 và 12; còn các tháng còn lại thì hầu như không có ghi nhận (chi tiết danh sách các loài thực vật Voọc bạc Đông Dương ăn xem phụ lục 1). Sự thay đổi này có được là do sự phong phú của nguồn thức ăn trong các thời điểm ở những nơi chúng sống vì vậy muốn duy trì được sự phát triển của đàn voọc bạc Đông Dương thì nơi đó bắt buộc phải có hơn 40 loài thực vật khác nhau vì thực ra chúng cũng không ăn quá 35 chủng loại trong số này (Lê Hồng Thía, Hoàng Minh Đức và cộng sự, 2015).
Không chỉ dừng lại ở đó mà giữa các mùa trong năm thì việc lựa chọn thức ăn của loài này cũng khác nhau (xem chi tiết Hình 3.8. Biểu đồ sự thay đổi thành phần thức ăn theo mùa của Voọc bạc Đông Dương).
Hình 3.8. Biểu đồ sự thay đổi thành phần thức ăn theo mùa của Voọc bạc Đông Dương (Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu Lê Hồng Thía, Hoàng Minh Đức và cộng sự, 2015).
Dựa theo biểu đồ Hình 3.8 ta dễ dàng nhận thấy sự biến động thành phần thức ăn theo mùa của voọc cho thấy khả năng thay đổi trạng thái sinh trưởng để