Các khó khăn gặp phải

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề LỰA CHỌN GIẢI PHÁP BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP PHÁT TRIỂN KINH TẾ: TRƢỜNG HỢP VOỌC BẠC ĐÔNG DƯƠNG TRÊN VÙNG NÚI ĐÁ VÔI HUYỆN KIÊN LƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 45)

Huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang là một trong những địa phương có trữ lượng đá vôi khá lớn với tổng trữ lượng đang khai thác vào khoảng 134 triệu tấn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi-măng trong khoảng từ 13 năm đến 55 năm và chủ trương của huyện là phát triển kinh tế nên công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các loài đặc hữu gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, hiện địa phương có ít bài nghiên cứu về loài này cũng như tại đây vẫn chưa có khu bảo tồn hoạt động hữu hiệu trong công tác này nên rất khó định hình các giải pháp bảo tồn. Tóm lại, giá trị kinh tế cao , thiếu khu bảo tồn đúng nghĩa cộng với việc có ít nghiên cứu về phân loài này là những thách thức lớn hiện nay tại Kiên Lương.

35

3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn Voọc bạc Đông Dƣơng 3.4.1. Nguyên tắc của đề xuất

Dựa trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo tồn bền vững phân loài đặc hữu Voọc bạc Đông Dương. Nói cách khác điều này đồng nghĩa với việc giải pháp bảo tồn hữu hiệu Voọc bạc Đông Dương tại Kiên Lương là phải chấp nhận theo hướng bảo tồn đi chung với chấp nhận “sống chung” với sức ép kinh tế như hiện tại.

3.4.2. Các hƣớng đề xuất

Hiện nay, hướng đề xuất chính là tập trung vào giải pháp di dời đàn voọc bạc Đông Dương ở các khu vực đang khai thác đá vôi sang nơi khác trong vùng có sinh cảnh tương đồng nơi ở cũ và chưa bị khai thác đá vôi. Hướng đề xuất này cụ thể như sau:

1. Đưa về núi Bà Tài, sinh cảnh tương đồng như tại núi Khoe Lá, Bãi Voi..., nói chung là tương đồng với sinh cảnh nơi đang bị khai thác đá vôi.

2. Đưa về núi Hang Tiền 3. Đưa ra hòn Rễ Lớn 4. Đưa sang núi Chùa Hang 5. Đưa sang núi Hòn Chông

3.4.3. Lựa chọn hƣớng bảo tồn phù hợp cho Voọc bạc Đông Dƣơng

Trên cơ sở căn cứ các đề xuất và tài liệu khảo sát thực tế thì giải pháp bảo tồn phù hợp nhất cho voọc tại Kiên Lương là đưa về núi Bà Tài và núi Hòn Chông (tức là chọn đề xuất 1 và 5 và loại bỏ đề xuất 2, 3,4) vì:

Núi Hang Tiền hiện chưa có ghi nhận là loài thú Linh Trưởng có thể sống được nên tính hiệu quả không đảm bảo. Hòn Rễ Lớn thì chủ yếu là đất nên cũng

36

không đảm bảo voọc được di dời về có thể sống được do chúng vốn sống trên sinh cảnh núi đá vôi, còn riêng với núi Chùa Hang thì tuy đã có đàn voọc sống trước đó và điều này thuận lợi cho việc hoà loãng tính đồng huyết nhưng tại đây có đàn khỉ rất lớn trên 140 con, rãi đều khắp nơi nên nếu di dời voọc về đây chúng sẽ cạnh tranh không lại khỉ, có thể bị khỉ giết (do khỉ vốn ghét voọc và ngoài lá non thì voọc có ăn thêm hoa, quả... mà đây lại là thức ăn chính của khỉ) (Giang Sơn, 2013).

Tóm lại, phương án khả thi và hiệu quả nhất trong hai phương án cứu hộ đàn voọc bạc Đông Dương đã lựa chọn thì tốt nhất vẫn là đưa về chúng về núi Hòn Chông (Kiên Lương) vì vùng này thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Kiên Giang đã được UNESCO công nhận năm 2006 và hơn nữa tại đây chưa có ghi nhận là có khỉ sinh sống nhiều nên ta có thể nhận sự hỗ trợ của quốc tế trong bảo tồn loài Linh trưởng đặc hữu này. Hơn nữa đã có ghi nhận thảm thực vật tại Hòn Chông phù hợp với loài này và chúng có thể sống tốt (Xem chi tiết phụ lục 2) (Lê Hồng Thía và cộng sự, 2015; Hoang Minh Duc,2003).

37

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Chuyên đề nghiên cứu đã khái quát tính đa dạng sinh học của vùng núi đá vôi tại huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang và loài Voọc bạc Đông Dương là sinh vật đặc hữu của địa phương. Ngoài ra, chuyên đề đã cho thấy việc phá núi đá vôi phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế như: làm phân bón NPK, làm xi măng... đã làm suy thoái loài Voọc bạc Đông Dương, khiến chúng mất sinh cảnh sống, gây chia cắt địa hình nghiêm trọng và việc này ảnh hưởng đến việc tách nhập đàn voọc làm phát sinh vấn đề giao phối cận huyết gây suy thoái gen ở voọc. Cùng với vấn nạn săn bắt trái phép, suy giảm nguồn thức ăn, thiếu cơ chế và giải pháp bảo tồn hiệu quả là những nguyên nhân chính khác khiến đàn voọc bạc tại đây giảm sút số lượng từ 237 cá thể xuống còn khoảng 70 cá thể, làm dấy lên lo lắng về sự tuyệt chủng phân loài đặc hữu này trong tự nhiên.

Về mặt dinh dưỡng, chuyên đề đã xác định voọc bạc Đông Dương là loài ăn thực vật là chính. Lá non và quả là hai thành phần được chúng ưu tiên sử dụng và cũng có sự biến động nhiều nhất với 58,8 % lá non và 23,6% quả trên tổng 100% các thành phần dinh dưỡng khác bao gồm: lá trưởng thành, hoa, chồi và các phần khác như cuống lá, côn trùng... Trong đó, tuỳ từng mùa, từng sự thay đổi khác nhau của thảm thực vật trong năm như thời gian ra hoa, quả, thay lá, đâm chồi... mà voọc bạc Đông Dương có sự thay đổi để thích nghi (63,2% lá non mùa khô so với chỉ ăn 55,6% vào mùa mưa và ưu tiên bổ sung 26,4% lượng quả trong giai đoạn này...)

38

Về công tác bảo tồn thì chuyên đề đã đề xuất giải pháp hiệu quả nhất hiện nay là di dời loài này về núi Hòn Chông huyên Kiên Lương tỉnh Kiên Giang thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận năm 2006, nơi mà có thảm thực vật và sinh cảnh sống tương đồng với 15 loài là thức ăn ưu thích của voọc bạc Đông Dương. Tóm lại, chuyên đề đã nghiên cứu khá chi tiết về ảnh hưởng của phát triển kinh tế tại Kiên Lương gây sức ép to lớn thế nào lên công tác bảo tồn cũng như làm suy giảm loài voọc bạc. Chúng ta muốn nhìn thấy tính đa dạng sinh học của Việt Nam, nhìn thấy loài Voọc bạc Đông Dương trong tự nhiên hay nhìn chúng trong các vườn thú hay chỉ là những gì còn xót lại trong kí ức của chúng ta mà thôi thì điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào cách chúng ta nhìn nhận Voọc bạc Đông Dương như một người bạn, một giá trị bảo tồn đặc biệt chứ không phải một hàng hoá buôn bán trên thị trường, chỉ quan tâm vào lợi ích kinh tế mà bỏ qua giá trị lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

4.2. Kiến nghị

Cần phải tập trung nghiên cứu thêm chuyên đề này vào nhiều thời điểm khác nhau nữa trong tương lai để làm phong phú hơn tính khoa học và tính thực tiễn của chuyên đề hiện tại.

Lấy ý tưởng từ chuyên đề này để khảo sát các vùng khác trên cả nước để có bảng so sánh, đánh giá thực trạng voọc bạc Đông Dương trên cả nước, góp phần định hình thêm các bước đi tiếp theo cho công tác bảo tồn phân loài này tại Việt Nam.

Nghiên cứu, đánh giá lại thảm thực vật, hàm lượng dinh dưỡng có trong thảm thực vật, các mối nguy hiểm hiện hữu và có khả năng từ nơi khác chuyển tới nơi được xem là “nhà mới” của voọc bạc Đông Dương tại Hòn Chông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Brockelman, W. Y. and R. Ali., 1987. Methods of surveying and sampling forest primate populations. In: Primate Conservation in the Tropical Rain Forest

(Eds. C. W. Marsh and R. A. Mittermeier). Alan R. Liss, New York, pp.23–62.

2. Barney Long., Vũ Ngọc Thành., Hà Thăng Long. and Nguyễn Mạnh Hà., 2005.

Linh trưởng vùng sinh cảnh Trung Trường Sơn; các phương pháp nhận

dạng, điều tra và giám sát, Sổ tay điều tra thực địa.

3. Chivers DJ., 1994. Functional anatomy of the gastrointestinal tract. In Davies G, Oates J, eds. Colobine Monkeys: Their Ecology, Behaviour, and

Evolution. Cambridge University Press, Cambridge: 205-228.

4. Duckworth., J.W., Salter., R.E. and Khounbline., K., 1999. Wildlife in Lao PDR: 1999 Status Report. IUCN, Vientiane, Laos.

5. Fiore., Robin Rosetta., 2015. A Survey of Indochinese Silvered Langurs

(Trachypithecus germaini) in Phu Quoc National Park, Vietnam.

Anthropology Graduate Theses & Dissertations, University of Colorado Boulder, USA.

6. Groves, C. P., 2007. Speciation and biogeography of Viet-nam’s primates.

Vietnam J. Primatol 1(1): 27–40.

7. Giang Sơn., 2013. Giữ núi để bảo tồn Voọc bạc Đông Dương, ngày 6 tháng 9 năm 2017. <thanhnien.vn>…> Nhịp sống địa phương…>

8. Hoang Minh Duc., 2003. New record of the silvered langur in Kien Luong District, Kien Giang Province, Vietnam. Asian Primates J 8: 22-25.

9. Hoang Minh Duc., Covert HH., Roos C and Nadler T., 2012. A note on phenotypical and genetic differences of silvered langurs in Indochina (Trachypithecus germaini and T. margarita). Vietnamese Journal of

Primatology 2: 47-54.

10. Hoàng Anh Tuan., 2015. Xác định một số đặc điểm sinh thái của loài Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) và đề xuất giải pháp bảo tồn tại VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. Luận văn thạc sĩ, Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2 tại Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam.

11. IUCN., 2012. Exploiting limestone, Silvered langurs lose their "home" : a

response. IUCN Switzerland, Kien Luong district, Kien Giang province,

Vietnam, 10 pages.

12. Lưu Hồng Trường., 2009. “Báo cáo điều tra và giám sát 1 số loài và sinh cảnh tại VQG Bù gia Mập”

13. Lippold, L. K. and Vu Ngoc Thanh., 2002. “The grey-shanked douc langur: Survey results from Tien Phuoc, Quang Nam, Vietnam”. Asian Primates,

8(1-2): 3-6.

14. Lê Khắc Quyết., 2006. "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912" ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ Động vật học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

15. Lê Huy Hải., 2011. Loài voọc bạc Đông Dương trước nguy cơ "mất nhà", ngày 7 tháng 9 năm 2017.

<http://www.vietnameplus.vn/loai-vooc-bac-dong-duong-truoc-nguy-co-mat- nha/117607.vnp>

16. Lưu Hồng Trường., 2012. Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu một vùng có tính đa dạng sinh học quan trọng ở vùng ven biển cực nam Trung bộ, ngày 7 tháng 9 năm 2017. <takou.org.vn>vi-vn>tintuc-4961-khu-bao-ton-thien-nhien….>. 17. Lê Hồng Thía., Hoàng Minh Đức và cộng sự., 2015. Nghiên cứu thành phần

thức ăn của Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini Milne - Edwards, 1876) tại khu vực núi đá vôi huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Tạp chí Công nghệ Sinh học 13 (4A): 1185 - 1193.

18. Moody JE., Dara A., Coudrat CNZ, et al., 2011. A summary of the conservation status, taxonomic assignment and distribution of the Indochinese silvered langur Trachypithecus germaini (sensulato) in Cambodia. Asian Primates Journal 2: 21-28.

19. Nadler, T., Walter, L. and Roos, C., 2005. Molecular evolution, systematics and distribution of the taxa within the silvered langur species group (Trachypithecus [cristatus]) in Southeast Asia. Zoologische Garten 75: 238-247.

20. Nadler, T., Timmins, R.J. & Richardson, M., 2008. Trachypithecus germaini. The IUCN Red List of Threatened Species 2008: e.T39874A10278272, ngày 8 tháng 9 năm 2017.

21. Nguyễn Phú Nhuận., 2008. Tà Kóu, Bình Thuận: gần 100 ha rừng bị tàn phá, ngày 8 tháng 9 năm 2017.

<http://plo.vn/an-ninh-trat-tu/ta-cu-binh-thuan-gan-100-ha-rung-bi-tan-pha-s ach-267608.html...>.

22. Nguyễn Xuân Niệm., 2011. Đàn voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus

germaini) núi Khoe Lá (Kiên Lương, Việt Nam) sẽ chuyển về nhà mới, ngày 08 tháng 9 năm 2017.

<https://khoahocnet.com/.../ts-nguyen-xuan-niem-dan-voọc-bac-dong-duong- trachypis...>.

23. Nguyễn Phú ., 2014. Chặt đầu, mổ bụng voọc quý giữa rừng quốc gia, ngày 08 tháng 9 năm 2017.

<http://plo.vn/an-ninh-trat-tu/ta-cu-binh-thuan-gan-100-ha-rung-bi-tan-pha-s ach-267608.html...>.

24. Phùng Mỹ Trung., 2016. Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini), ngày 9 tháng 9 năm 2017.

<https://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5523....> 25. Roos C., 2008. Five years of the “Indochinese primate conservation genetics

project.” Vietnamese Journal of Primatology 2: 77-80.

26. Roos C, Nadler T, Walter L. 2008.Mitochondrial phylogeny, taxonomy and biogeography of the silvered langur species group (Trachypithecus cristatus).

Molecular Phylogenetics and Evolution 47: 629-636.

27. Trương Anh Thơ và ctv., 2009. Giới thiệu núi đá vôi Kiên Giang. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam, 80 trang.

PHỤ LỤC

3.1.4.Đặc tính và sinh cảnh sống của Voọc bạc Đông DƣơngChế độ dinh dƣỡng

Phụ lục 1. Danh mục chi tiết các loài thực vật Voọc bạc Đông Dương dùng làm thức ăn

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu Lê Hồng Thía., Hoàng Minh Đức và cộng sự., 2015.

3.4.3. Lựa chọn hƣớng bảo tồn phù hợp cho Voọc bạc Đông Dƣơng

Phụ lục 2. Danh mục bộ phận thực vật Voọc bạc Đông Dương lựa chọn ăn nhiều nhất theo các tháng trong năm

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu Lê Hồng Thía., Hoàng Minh Đức và cộng sự., 2015.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề LỰA CHỌN GIẢI PHÁP BẢO TỒN TRƯỚC SỨC ÉP PHÁT TRIỂN KINH TẾ: TRƢỜNG HỢP VOỌC BẠC ĐÔNG DƯƠNG TRÊN VÙNG NÚI ĐÁ VÔI HUYỆN KIÊN LƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)