Đc Pallu không hề đặt chân được tới giáo phận Đàng Ngoài của ngài. Tuy nhiên, ngài vẫn giữ trách nhiệm của ngài và thường xuyên điều hành giáo phận bằng thư từ và các phương thế khác.
Vào đầu năm 1679, sau khi thỉnh xin được các ân xá cho những Hiệp Hội Giáo Dân Mến Thánh Giá tại Tòa Thánh,
Đc Pallu lúc đó đang ở Rôma, đã gửi một lá thư hướng dẫn mục vụ cho hai cha Deydier và Bourges đang làm việc tại Đàng Ngoài. Trong lá thư tiếng la tinh đó, có đoạn
đề cập đến Hiệp Hội Giáo Dân Mến Thánh Giá.
Trước tiên, với tư cách Đại Diện Tông Tòa Đàng Ngoài, ngài cho phép lập các hiệp hội Mân Côi trong giáo phận. Bởi vì cha bề trên tổng quyền dòng Đa Minh muốn thiết lập khắp nơi các hiệp hội này, với những ân xá đã được ban. Tiếp theo, Đc Pallu nhận thấy rằng :
« Cùng với các hiệp hội đó, và các hiệp hội Mến Thánh Giá nam và nữ, do Đc Phêrô, giám mục Bérythe, thành lập, với rất nhiều ân xá đặc biệt do Tòa Thánh đã ban, thì
như riêng. » (Adrien Launay, Lettres de Mgr Pallu, tome 1, SĐD, trang 220).
Đc Pallu nhắc nhở lại rằng Tòa Thánh đã cấm tất cả mọi thừa sai, giáo sĩ cũng như tu sĩ, lập ra các hiệp hội đạo đức mà không có phép của các vị Đại Diện Tông Tòa : sắc lệnh của Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin ngày 21.03.1678. (Adrien Launay, Documents historiques relatifs à la Société des Missions Étrangères, SĐD, tr. 63-66).
*
Từ ngày Dòng nữ Mến Thánh Giá được Đc Lambert thành lập tại Đàng Ngoài cho tới khi Đức Giáo Hoàng Innôcentê XI ký sắc lệnh ban ân xá, đã 9 năm trời trôi qua. Vào thời
đó, vấn đề thông tin liên lạc và di chuyển đòi hỏi rất nhiều thời gian. Một lá thư gửi đi từ Xiêm La phải mất ít nhất là hai năm mới tới được Paris hay Rôma.
Thư từ thông tin là chuyện rất quan trọng. Chính Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin đã từng ra lệnh cho các vị Đại Diện Tông Tòa được sai đi rằng :
« Hãy năng viết thư về Thánh bộ nhiều chừng nào hay chừng nấy. Để chư huynh chu toàn việc này một cách đứng đắn hơn, Thánh Bộ buộc chư huynh hãy xem đó là một nghĩa vụ trong Chúa. »*44
Tuy nhiên, dù là cần thiết, thư từ chưa đủ để xử lý nhiều vấn đề quan trọng. Điều này, chúng ta đã nhìn thấy thật rõ nơi đây, từ chuyện cha Đắc Lộ về Tòa Thánh tới chuyện
Đc Pallu kiên trì lưu trú lại Rôma, chăm chú làm việc bên cạnh các vị Hồng Y của Thánh Bộ.