thích hợp hơn ngài đối với công tác mà ngài thực hiện. »*46
Sau khi biết tin Đc Lambert qua đời, Đc Pallu còn ở lại Pháp thêm 5 tháng nữa. Rồi vào ngày 25.03.1681, ngài lên tàu rời quê hương lần cuối cùng. Lúc này, ngài đã 55 tuổi. 15 tháng sau, ngài tới được Xiêm La, vui mừng gặp Đc Laneau đang trên đường sang thăm Đàng Trong và Đc Bourges mới từ Đàng Ngoài sang Ayuthia để chịu chức giám mục. Đã 22 năm rồi ngài không gặp Đc Bourges.
Đc Pallu sẽ lưu lại tại Ayuthia đúng một năm. Ngài sẽ lên tàu người Trung Hoa sang giáo phận của ngài là Phúc Kiến, vùng duyên hải đối diện với Đài Loan. Và vị giám mục đầu tiên của Trung Hoa sẽ đặt chân lên đất Hạ Môn ngày 14.01.1684.
Từ giáo phận của ngài, ngài viết cho các anh em ngài trong Hội Thừa Sai Paris rằng :
« Sợ chết đi bất ngờ mà không kịp nói với anh em những lời yêu thương cuối cùng, […] tôi cho viết đến anh em lá thư này để đoan quyết với anh em rằng : khi sống và khi chết, tôi đang và sẽ kết hợp trọn trái tim với anh em tới muôn ngàn đời […] Nếu tôi còn sự gì phải dặn dò anh em, thì đó là anh em hãy sống hợp nhất và bác ái với các vị đại diện và các thừa sai tông tòa. Bao lâu còn có lòng bác ái trong công cuộc truyền giáo, thì mọi sự đều sẽ tốt đẹp. »*47
Đc Pallu qua đời ngày Chúa Nhật 29.10.1684, trong giáo phận Phúc Kiến. 270 năm sau, tức vào năm 1954, hài cốt của ngài được đưa về tại nhà nguyện Chủng Viện Hội Thừa Sai Paris.
46 Adrien Launay, Histoire Générale de la Société des Missions Étrangères, tome 1, Paris, Téqui, 1894, tr. 253. tome 1, Paris, Téqui, 1894, tr. 253.