Khảo sát “Ký sự Khám phá Miền Tây” qua Youtube

Một phần của tài liệu 03TINH PHUONG TIEU LUAN BAO CAO TOT NGHIEP - final 21-6-21 (Trang 27)

4.2.1. Thực trạng

Có thể nói Youtube là mạng xã hội phổ biến trên toàn thế giới, thu hút khoảng 2 tỷ người dùng hàng tháng, chỉ đứng sau Facebook. Nó cho phép người dùng sáng tạo nội dung trong một khuôn khổ nhất định và chia sẻ cho mọi người. Ở mạng xã hội Youtube, mọi người có rất nhiều sự lựa chọn để tìm kiếm các thông tin giải trí phục vụ cho bản thân.

Theo thống kê của Youtube, đa số người theo dõi kênh có thị hiếu chọn xem các chương trình âm nhạc, các chương trình gameshow, về người nổi tiếng hay thời trang…. Vì thế, những kênh chuyển tải nội dung về khám phá, về du lịch có phần lép vế hơn so với nhiều kênh khác. Đặc biệt là những chương trình về ký sự, phóng sự, phim tài liệu,.… lượt khán giả theo dõi chỉ ở mức trung bình khá.

6 Nguồn: Tài liệu chương trình Ký sự Khám phá miền Tây của Công ty cổ phần Truyền thông &

Bảng 4.3: Bảng khảo sát mức độ quan tâm của người xem đối với thể loại ký sự/ phóng sự7

Trong đợt khảo sát mới đây **** (nêu rõ mốc thời gian, thời điểm nào – nếu có), số người quan tâm thể loại ký sự/phóng sự chiếm đến 45% và số người rất quan tâm là 13%. Điều đó cho thấy, khán giả cũng có nhu cầu xem thể loại ký sự/ phóng sự để tìm hiểu và học hỏi những điều mới lạ.

Tuy nhiên, số người ít quan tâm thể loại này chiếm tới 39% và số người không quan tâm là 3%. Đây cũng là một thách thức, vì thị hiếu của nhiều người là âm nhạc để phục vụ nhu cầu giải trí cho mình.

Bảng 4.4: Bảng khảo sát nhu cầu xem các thể loại khác nhau trên Youtube của khán giả8

Theo số liệu khảo sát, ta thấy khoảng 78% khán giả chọn âm nhạc, tiếp theo là hài kịch 54%, kế đến là phim/web drama chiếm 50%. Khán giả quan tâm đến 3 thể loại này, vì nó mang tính chất giải trí cao, mang lại nhiều giá trị tinh thần, giảm căng thẳng sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng.

Tiếp đến là ẩm thực 44%, du lịch 38% với số lượng khán giả quan tâm cũng khá cao. Vì đây là hai nhu cầu thiết yếu của con người.

Ẩm thực và du lịch cũng góp mặt trong các video Ký sự trên Youtube. Nhưng số lượng khán giả xem Ký sự chỉ khoảng 20%, một con số khá khiêm tốn so với những thể loại khác.

Bảng 4.5: Bảng khảo sát danh mục ký sự/ phóng sự được khán giả quan tâm9

Và khi xem Ký sự, nhu cầu về ẩm thực của khán giả chiếm tỷ lệ cao nhất là 51%, theo sau là du lịch 42%. Số người xem tất cả về Ký sự nói chung là 26%. Những danh mục khác như: Khám phá điều bí ẩn (32%), di tích lịch sử - địa lý (25%), văn hóa - con người (24%), phi văn hóa (7%) cũng có số lượng nguời xem khá khiêm tốn.

8 Nguồn: Tác giả

4.2.2. Khảo sát một số chương trình “ Ký sự khám phá miền Tây”

Stt Tên chương trình Ngày phát sóng Số người thích Số người không thích Số người xem Số bình luận 1 Khám phá Hạ Long Phương Nam 11/02/2020 27 0 1.700 14 2 Khám phá Hang Tiền 28/12/2018 47 3 6.109 15 3 Tuyệt tác hang động Moso 25/02/2020 10 0 518 2 4 Vẻ đẹp kỳ bí hang cá sấu 03/03/2020 25 0 2.490 2

5 Viếng chùa Hang Kiên 11/03/2020 18 1 2.183 1

6 Sản vật trong rừng

Đước 16/03/2020 21 1 2.176 1

7 Một đêm ở Rạch Gốc 23/03/2020 27 0 2.777 6

8 Tát đìa U Minh Hạ 30/03/2020 45 2 4.406 8

9 Vị quê mùa gặt 06/04/2020 20 2 1.219 7

10 Tìm sếu đầu đỏ giữa Hoàng Đầu Ấn

13/04/2020 25 0 1.406 8

11 Báu vật trong lòng

Đồng Tháp 20/04/2020 25 1 3.778 7

12 Về đồng ăn sen 28/04/2020 25 0 1.917 9

13 Về Lai Vung học gói

nem 05/05/2020 42 2 3.736 7

14 Tinh túy rừng tràm 07/06/2020 35 2 3.340 9

Bảng 4.2: Khảo sát ảnh hưởng của “Ký sự khám phá miền Tây” đến với khán giả qua Youtube.10

10 Nguồn: Kênh Miền Tây trong tôi Official trên Youtube Website: https://www.youtube.com/channel/UCkX18BmQr0ufW9o6_7rrfVQ

Hình 4.4: Kênh Miền tây trong tôi Official của THT media

4.2.3. Kịch bản “Báu vật trong lòng Đồng Tháp” của chương trình KSKPMT11

Nguồn link: https://www.youtube.com/watch?v=Xn2lT1tpbEo

BÁU VẬT TRONG LÒNG ĐỒNG THÁP Flycam thấy tổng thể Khu di tích

Chẳng ai có thể ngờ giữa trung tâm của vùng trũng Đồng Tháp Mười hoang vu lại tồn tại những dấu tích của một nền văn minh cổ đại cách đây gần 2.000 năm.

Những cư dân Óc Eo của văn minh Phù Nam đã bước những bước chân đầu tiên đến chinh phục ĐBSCL và tại đây họ đã cất công xây dựng những quần thể kiến trúc thờ thần, các xưởng thủ công mỹ nghệ và nơi cư trú, mà các dấu tích vẫn còn mờ tỏ dưới lớp sình lầy và lớp bụi thời gian.

Khi những nhà khoa học người Pháp đến khai quật di chỉ Gò Tháp Mười thì những lớp gạch, những bức tượng thần mới được hé lộ, chói lòa ánh sáng của một nền văn minh cổ trước ánh mắt ngỡ ngàng, sửng sốt của nhiều người.

“ BÁU VẬT TRONG LÒNG ĐỒNG THÁP”

MC Minh Ngọc xuất hiện ngay tại cổng Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp

Minh Ngọc đã quay trở lại với quý khán giả của chương trình Khám phá miền Tây rồi đây! Thưa quý vị, nếu có một lời mời mời quý khán giả đến khám phá một vùng đất mà cách đây gần 2.000 năm đã từng có dân cư sinh sống thì quý vị có sẵn sàng đến đây không ạ? Nếu là Minh Ngọc thì Minh Ngọc sẵn sàng đến ngay bởi đây chính là một điểm đến khá đặc biệt quý vị nha! Đây

chính là Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, vậy thì bên trong có điều gì khiến chúng ta tò mò khám phá? Không chần chờ gì nữa, cùng theo chân Minh Ngọc quý vị nhé!

Minh Ngọc được anh Khánh dắt tham quan Gò Tháp Mười.

Tò mò trước một cái gò nổi lên 8m giữa vùng trũng, các nhà khoa học người Pháp đã đào thám sát và phát hiện dấu tích kiến trúc của một ngôi đền cổ bị chôn vùi.

Quả vậy, từ sự xuất lộ đầu tiên của di chỉ Gò Tháp Mười, nhiều di chỉ khác trong khu vực rông 300ha này bắt đầu được thăm dò, khai quật và tiếp tục gây bất ngờ cho các nhà khoa học, không chỉ có đền thờ thần Vishnu mà còn là thần Silva, thần Rama và thần mặt trời Surya- các vị thần linh trọng đạo Hindu Giáo. Dựa vào kiến trúc, niên đại, các nhà khảo cổ xác định đây là dấu vết của văn hóa Óc Eo cùng thời điểm với di chỉ Óc Eo Ba Thê trên khu vực An Giang.

Bắt đầu từ đây, người ta mới lờ mờ đoán định tên gọi Đồng Tháp Mười có liên quan đến mười cái tháp thờ thần của người Phù Nam.

Minh Ngọc Talk về nguồn gốc tên gọi Đồng Tháp Mười

Và sau khi phát lộ hơn mười đền tháp còn lại, TS Đặng Văn Thắng đã khẳng định: nếu Óc Eo ở Ba Thê ở An Giang chứng minh vị trí kinh đô xưa của vương quốc Phù Nam thì Óc Eo ờ Gò Tháp thuộc tỉnh Đồng Tháp ngày nay chính là trung tâm tôn giáo của người Phù Nam.

Nói một cách tổng quát, văn minh Phù Nam là văn minh sớm nhất có mặt ở miền Tây Nam bộ, người Phù Nam là cư dân vùng Nam đảo kết hợp với người tiền sử Đồng Nai hấp thụ văn minh Ấn Độ để phát triển thành xã hội Phù Nam ở phía hạ nguồn dòng Mekong huyền bí.

Như vậy, câu chuyện về mười cái tháp nằm trên một gò cao mà nước nổi cũng không thể dâng tới có lẽ không phải là huyền thoại mơ hồ. Dưới ánh sáng khảo cổ học, đó là 10 đền tháp có thật góp phần tạo nên danh xưng: “Đồng Tháp Mười” mà chúng ta biết, ngày nay.

Đồng Tháp Mười xưa là vùng đất có nhiều cây sao dầu cổ thụ, đây là chất liệu tốt để thợ điêu khắc chế tác các tượng Phật. Tại đây người ta đã phát hiện tượng Phật Óc EO bằng gỗ lớn nhất Đông Nam Á.

Cây trôm

Ngày nay, trong khu vực này vẫn còn rất nhiều cây cổ thụ, trong đó có những cây được công nhận là cây di sản quốc gia không chỉ bởi lâu năm mà còn có vai trò như một chứng nhân lịch sử mang trong lòng bao nhiêu câu chuyện huyền thoại.

Có điều gì đặc biệt ở cây trôm di sản này không hả anh?

Muốn đạt danh hiệu cây di sản này thì phải trên 100 năm tuổi, thứ hai phải gắn liền với lịch sử hình thành của vùng đất. Tính từ thời Thiên Hộ Dương Đốc Binh Kiều thì chưa khẳng định nhưng chắc chắn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Xứ ủy Nam kỳ thì cây di sản này đã sừng sững hiên ngang…. Hằng năm tới lễ hội Gò Tháp thì bà con cũng đến cây khấn vái rất là nhiều.

Không chỉ cây trôm mà cả cây sộp nằm đối diện cũng ăn rễ dài vào chân ngôi tháp cổ.

Nhờ vị trí của hai cây cổ thụ là cây trôm và cây sộp mà sau giải phóng 1975, các nhà khoa học Việt Nam mới xác định được vị trí đào thám sát của các nhà khảo cổ người Pháp trước đó để có thể khai quật tiếp.

Tư liệu trắng đen và ảnh chụp lúc khai quật

Đào dần từng thớ đất men theo rễ cây, các nhà khoa học bất ngờ trước những vỉa gạch với cách sắp xếp kỳ lạ chưa từng được biết đến trước đó. Năm 1998, khi đào thám sát lần nữa di chỉ Gò Tháp Mười, những nhát cọ quét đến tận cùng rễ cây, tất cả sững sờ trước sự xuất lộ của hai pho tượng gần như nguyên vẹn mang vẻ đẹp thần bí, quyền lực đến choáng ngợp!

Một pho tượng có niên đại từ thế kỷ thứ VI, trong khi tượng Vishnu có eo nhỏ hơn thì có niên đại thế kỷ thứ VII, cả hai được tạc bằng đá sa thạch, dù không hoàn toàn nguyên vẹn nhưng hai pho tượng cổ đã thể hiện trình độ chế tác đỉnh cao của nghệ nhân Óc Eo trong thời kỳ vàng son nhất của văn minh Phù Nam, được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia!

Nhờ sự xuất hiện của hai tượng thần Vishnu mà giới khảo cổ đã có được câu trả lời cho kiến trúc kỳ lạ này: đây chính là di tích của một đền tháp đã sụp đổ thờ thần Vishnu của vương quốc Phù Nam tồn tại từ đâu Công nguyên đến thế kỷ thứ 7. Cùng với các phát hiện trước đó tại Óc Eo - Ba Thê-An Giang, các phát hiện tại Gò Tháp Đồng Tháp đã tạo nên mảnh ghép lớn còn thiếu trong lãnh thổ của vương quốc Phù Nam xưa.

Minh Ngọc đi tham quan cùng anh Khánh

Có một điều kỳ lạ mang tính chất tâm linh mà chúng tôi được nghe kể , rằng: ngay sau khi khai quật được tượng thần, tin đồn về kho báu cổ được lan truyền nhanh chóng, nhiều người đổ xô đến đây để đào vàng nhưng không ai tìm thấy một thứ gì, thậm chí còn bị mắc bệnh rồi chết, chỉ có các nhà khoa học với sự mệnh mang ánh sáng của văn minh Phù Nam trở lại trước mắt người hiện đại, thì mới có thể tiếp cận được các đền tháp. Nhờ vậy mà hầu hết các hiện vật quý đều được phát hiện và bảo tồn, lưu trữ khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Trong đó có những cổ vật đáng kinh ngạc được tìm thấy ở một đền tháp thờ thần Silva cách đền thần Vishnu không xa.

Minh Ngọc nói chuyện với chuyện với anh Khánh

-Thưa anh hệ thống thần linh của cư dân Phù Nam rất là phong phú, như anh chia sẻ thì ngoài thần Vishnu còn có thần Silva, vậy thần Silva đóng vai trò quan trọng như thế nào ạ?

-Thần Silva được mệnh danh là đấng hủy diệt và sáng tạo, tượng trưng bởi mặt trời mặt trăng, quá khứ và hiện tại, sở dĩ các nhà khoa học biết được nơi đây thờ thần Silva là bởi trong quá trình khai quật đã phát hiện ra máng thiêng Sumatra và Yoni, đây là hai biểu tượng của thần Silva.

-Em thấy diện tích của đền thần này khá là lớn, với quy mô như vậy thì chắc có lẽ là nơi đây ẩn chứa rất nhiều hiện vật có giá trị đúng không anh?

-Đúng rồi, ở đây tìm được rất là nhiều hiện vật quý, đó là một chiếc nhẫn vàng trọng lượng 5,8 chỉ, đôi khuyên tai 2 chỉ và nhiều vòng đeo tay có giá trị khác, nhân đây mình sẽ cho Ngọc xem qua ảnh chụp, đặc biệt nhất là không chỉ mang giá trị vật chất mà quan trọng hơn là giá trị lịch sử, bởi vì chiếc nhẫn này tồn tại hơn cả ngàn năm…

Hình ảnh chiếc nhẫn hiện ra trên nền tháp – đồ họa

-Bên trong chiếc nhẫn là những dây lá cách điệu, giữa chiếc nhẫn chạm khắc vỏ ốc Santha thể hiện trình độ điêu khắc tinh xảo

Như vẫn còn đây tiếng gọi trong lòng đất khi những lần khai quật về sau, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm nhiều hiện vật ấn tượng như xúc xắc và quân cờ, mảnh thuyền độc mộc, bếp lò cà ràng,… chứng tỏ trình độ xã hội ở mức cao của văn minh Phù Nam. Điều không tưởng ở một nơi sình lầy hoang vu như Đồng Tháp Mười, bởi thế chỉ có đi, có tìm hiểu ta mới có thể mở mang được tầm nhìn của chính mình, và Khám phá miền Tây cũng sẽ giúp bạn tiếp cận để khám phá những điều bí ẩn đang còn nằm lại trong lòng đất Tháp Mười.

Minh Ngọc out kết:

“Thưa quý vị khán giả thân mến!

Quả là hôm nay Minh Ngọc đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác khi được nghe những chia sẻ thú vị của anh Khánh, các bạn thấy hong, đến với Khám phá miền Tây đâu chỉ có món ăn ngon, đâu chỉ có cảnh đẹp mà còn có cơ hội được tìm hiểu lịch sử, trong đó có nền văn hóa Óc Eo xuất hiện ngay tại trung tâm vùng Đồng Tháp Mười. Chính vì vậy Minh Ngọc mong rằng quý vị sẽ tiếp tục theo dõi chương trình Khám phá miền Tây và thử tưởng tượng xem, nếu dưới chân chúng ta đang đứng là một di tích thì quả là bất ngờ đúng không quý vị! Còn bây giờ xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại!

Hình 4.5: Một số bình luận tích cực của khán giả về tập Báu vật trong lòng Đồng Tháp của chương trình KSKPMT

Nhận xét:

Đây là một trong những tập có 3.778 lượt xem khá cao và có tương tác tích cực của khán giả.

1. MC nam dẫn chương trình tự nhiên, mạch lạc; tuy nhiên, anh chọn trang phục nhìn rối mắt, kèm theo đó là chiếc mũ đội màu đen làm anh MC trông không nổi bật.

2. Lời bình: có ngừng nghỉ, giọng đọc miền Tây, khá thu hút.

3. Thời lượng: 9’37s vừa đủ, tuy nhiên vì thời lượng ngắn nên chương trình không thể giải thích sâu các nền văn hóa Hindu và tên các vị thần có liên quan đến báu vật.

4. Màu sắc:

- Màu sắc tiêu đề nổi bật trên nền background

- Màu sắc video có lúc rõ có lúc mờ, mục đích là làm cho video hợp với chủ đề. Nhưng có những phút video quá tối như phút 7:26 và 8:11

5. Hình ảnh: hình ảnh được dựng theo một trật tự cho khớp với lời bình. Do vậy, đôi lúc hình ảnh đưa vào video không được mượt mà, tự nhiên như ở phút 1:02, 1:22.

6. Âm thanh:

- Nhạc nền nhẹ nhàng, lạ tai, tạo cảm giác tò mò cho người xem. - Âm thanh rõ ràng, không bị rè, có cả tiếng động hiện trường.

7. Quay phim:

Một phần của tài liệu 03TINH PHUONG TIEU LUAN BAO CAO TOT NGHIEP - final 21-6-21 (Trang 27)