Phân tích các yếu tố ở một số kịch bản KSKPMT

Một phần của tài liệu 03TINH PHUONG TIEU LUAN BAO CAO TOT NGHIEP - final 21-6-21 (Trang 39)

Lời bình

Điểm hay Điểm hạn chế

- Đề cập vào thẳng vấn đề

- Sử dụng câu nghi vấn để gợi sự tò mò của khán giả

- Sử dụng linh hoạt các từ ngữ để miêu tả sự vật, sự việc chân thực và sống động.

- Lời bình còn nêu tổng quát, chưa nêu những chi tiết cụ thể.

- MC xuất hiện 1 – 2 lần ngắn ngủi trong chương trình.

Quay phim

Điểm hay Điểm hạn chế

- Có những góc quay flycam từ trên cao, nhìn tổng quát khung cảnh, rất thú vị. - Kỹ thuật quay và động tác máy chuẩn. - Có những cảnh quay được phối màu và lồng ghép hiệu ứng 3D.

- Kịch bản quay còn gộp chung kịch bản nội dung.

- Cảnh quay tùy hứng, không có thời lượng cụ thể.

Nhận xét:

- Kịch bản một số chương trình KSKPMT có nội dung hay, cách kể chuyện đi thẳng vào vấn đề. Bên cạnh đó, có những talkshow được lồng ghép vào kịch bản để chương trình thêm thú vị hơn.

- Tuy nhiên, cách trình bày kịch bản chương trình chưa phù hợp. Nên hình thành kịch bản nội dung và kịch bản phân cảnh riêng; hoặc có thể ghép chung, nhưng tách thành 2 cột nội dung lời bình và cột hình ảnh quay riêng, đối xứng nhau. Ở phần nội dung là lời bình; ở phần hình ảnh, cần ghi rõ dự kiến góc máy quay, động tác máy, cỡ cảnh và thời lượng cho từng cảnh càng chi tiết càng tốt. -

4.2.4. Đánh giá chung

- Số lượng video trên 1.000 người xem là 13 video/14 video

- Năm 2021, do vẫn còn ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên khán giả tập trung xem Youtube nhiều hơn để khám phá, đi du lịch qua màn hình tivi, điện thoại của mình. Các tập “Khám phá Miền Tây” của kênh “Miền Tây trong tôi Official” cũng là một trong những video được khán giả quan tâm, tìm kiếm và theo dõi. Qua kênh Youtube, có thể thấy lượt người xem tiếp cận kênh cũng dần nhiều hơn.

- Video được đầu tư kỹ càng, chất lượng hình ảnh tốt.

- Cách đặt tiêu đề ngắn gọn, giúp người xem ấn tượng và dễ nhớ.

- Có lượng khán giả nhất định, yêu thích kênh, và có tương tác, phản hồi tích cực về cái được, cái chưa được của từng chương trình.

- Hoạt động truyền thông trên Youtube của THT Media cũng có hiệu quả hơn khi gắn các từ khóa mô tả, giúp khán giả dễ tìm kiếm chương trình. Điều này, giúp các chương trình thu hút khán giả ngày càng nhiều hơn.

Bảng 4.6: Bảng khảo sát ấn tượng của mọi người về cách đặt tiêu đề cho mỗi tập Ký sự Khám phá Miền Tây

Nguồn: Tác giả

Trong 4 ngày từ 25 đến 28/5, tác giả đã lập một bảng khảo sát gồm 9 câu hỏi và tổ chức một đợt khảo sát vừa trên mạng, vừa tiếp xúc trực tiếp người trả lời ở các quán cà phê, quán ăn trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ với mong muốn nhận được sự quan tâm cụ thể về chương trình, về chất lượng đề tài, tiêu đề… Kết quả thu được, bao gồm những con số và biểu đồ đã được

sử dụng trong báo cáo này. Đây là việc làm sáng tạo, quyết tâm và có chủ đích của tác giả, nhằm có được thông tin và những con số biết nói để làm nền cho việc góp ý chương trình Ký sự miền Tây một cách thuyết phục, nói có sách mách có chứng.

Qua cuộc khảo sát, khán giả có ấn tượng với tập “Khám phá Hạ Long Phương Nam” (41%), tiếp theo là tập “Tát đìa U Minh Hạ (29%), nhờ đặt tiêu đề độc đáo, thu hút sự quan tâm, yêu thích của người xem.

4.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu chung của chương trình “Ký sự khám phá Miền Tây”

Điểm mạnh Điểm yếu

Quay phim

- Chất lượng hình ảnh tốt - Có lựa chọn góc quay đẹp - Cách chuyển đổi hình ảnh ở 3 giây đầu ấn tượng với khán giả

- Thời lượng còn hạn chế: 10 phút/tập nên chương trình khó truyền tải tất cả thông tin đến khán giả.

- Mỗi địa điểm chỉ được quay trong thời gian cập rập, hạn chế; lại không được khảo sát trước, ảnh hưởng việc chọn lựa và phát hiện những nét văn hóa đặc sắc ở vùng miền đó. Âm thanh - Tiếng động

- Nhạc nền nghe tương đối ổn. - Giai điệu nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng.

- Ở những tập có chi tiết kỳ dị được ghép âm thanh dồn dập, tăng cảm giác hồi hộp cho khán giả

- Tiếng nhạc nền to hơn tiếng động hiện trường.

Lời bình

- Giọng đọc lời bình hay, đưa khán giả qua nhiều cung bậc cảm xúc

- Có cả giọng nam và giọng nữ thay phiên nhau ở mỗi tập

- Lời bình khá ít, làm khán giả mất tập trung, hứng thú.

MC

- MC dẫn dắt chương trình khéo léo, linh hoạt

- MC nhiệt tình, có nhiều trải nghiệm chân thật để khán giả thấy đời sống sinh hoạt của người dân miền Tây

- Với chương trình có 2 người dẫn, lời thoại của MC chưa được hòa quyện, chưa thật sư hấp dẫn.

Phụ đề Hạn chế thuyết minh có phụ đề

Tiếng Anh Tiêu đề Cách đặt tên tiêu đề ngắn gọn,

bao quát nội dung

Font chữ tiêu đề đơn điệu, chưa nổi bật.

Ở một số tập có mời người nổi tiếng làm MC, nhằm thu hút khán giả tìm xem.

Tuy nhiên “Ký sự Khám phá Miền Tây” vẫn chưa được lan tỏa rộng rãi như mong muốn.

Nhận xét:

Có nhiều yếu tố đã tạo nên một KSKPMT hấp dẫn với khán giả:

Thứ nhất là, lời bình truyền cảm có nhiều cung bậc cảm xúc. Không những thế, lời bình còn được thể hiện qua giọng nam và giọng nữ, cuốn hút khán giả theo dõi từ đầu đến cuối, không có cảm giác nhàm chán.

Thứ hai là, MC cũng là yếu tố quan trọng để người xem cảm nhận rõ nét về sự chân thực ở những vùng miền và văn hóa khác nhau.

Thứ ba là, quay phim chuyên nghiệp, có nhiều góc máy sáng tạo và xử lý âm thanh - tiếng động cũng tương đối ổn.

Cuối cùng, cách đặt tiêu đề hay cũng là một cách kích thích khán giả tò mò, theo dõi hết chương trình.

Tuy nhiên, chương trình “Ký sự khám phá miền Tây” cũng có nhiều thách thức, vì phải cạnh tranh với những Youtuber, Vlogger và những kênh nổi tiếng khác vốn được thể hiện phóng khoáng hơn, tự do hơn… nên ít nhiều Chương trình Ký sự khám phá miền Tây cũng hạn hẹp lượng khán giả đăng ký theo dõi.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP CHO CHƯƠNG TRÌNH “ KÝ SỰ KHÁM PHÁ MIỀN TÂY” CỦA CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG & QUẢNG CÁO THẾ HỆ

TRẺ 5.1. Về hình thức

- Thời lượng: “Ký sự Khám phá Miền Tây” nên chăng kéo dài thêm 3 – phút để chương trình có điều kiện khai thác sâu thêm đề tài, phản ánh, thỏa mãn nhu cầu thông tin của khán giả.

5.2. Về kỹ thuật và hiệu quả sử dụng âm thanh, tiếng động

- Có những đoạn thuyết minh về sự việc nên để nhạc nền nhẹ nhàng, âm thanh của nhạc nền cần nhỏ hơn giọng thuyết minh

- Đối với những cảnh sinh hoạt của người dân, hay âm thanh tự nhiên chương trình nên để tiếng động hiện trường để khán giả có cái nhìn chân thực hơn về vùng miền đó.

- Khi phần nhạc xuất hiện, chương trình nên điều chỉnh tiếng nhạc từ nhỏ lớn dần, tránh làm khán giả khó chịu.

- Âm thanh: có thể chọn những bản nhạc piano, sáo trúc, violin, bản nhạc không lời,... cho những phần quay cảnh,sự vật, con người,.... hoặc tiếng đệm trống cho những phần gay cấn, kịch tính.

5.3. Về chủ đề - Nội dung

Chủ đề:

- Màu sắc thể hiện chủ đề chương trình nên chỉnh sửa 2-4 màu nhằm làm chủ đề bắt mắt và sinh động hơn, tăng tính hấp dẫn người xem hơn.

- Một số gợi ý đặt tên chủ đề: (Tên chủ đề vừa phải khái quát nội dung, vừa phải cô đọng “cái hồn” của tác phẩm).

+ Lấy tên nhân vật chính, trung tâm làm tên tác phẩm. + Lấy bối cành thời gian và không gian.

+ Tìm kiếm tên chủ đề giản dị, không đa nghĩa.

+ Tên chủ đề có tính tượng hình, tượng thanh hình dung một ý nghĩa chứa ẩn ý của tác giả.

+ Tên chủ đề là từ khóa có thể tìm kiếm trên Youtube.

=> Gợi ý, bằng cách đổi tiêu đề các

Nội dung:

- Phần giới thiệu nội dung, chương trình KSKPMT có thể dẫn một câu thơ, hay một câu ca dao liên quan.

- Nội dung thuyết minh khớp với hình ảnh đang chiếu, nên tránh âm thanh đi trước hình ảnh theo sau.

- Quay hình ảnh MC phỏng vấn trước, sau đó quay người dân trả lời đoạn phỏng vấn để cung cấp thông tin chính xác cho video.

- Bố cục nội dung: có thể quay cận cảnh sự vật, con người sau đó di chuyển máy quay chuyển dần sang quay toàn cảnh sự vật, con người tùy theo chương trình “Ký sự Khám phá miền Tây” mà có những bố cục quay video khác nhau.

- Có thể quay MC và người dân bản địa đang đi trò chuyện cùng nhau, và lồng ghép nhạc nền vào cho người xem thoải mái hơn.

- Nếu không đủ thời lượng, chương trình “Ký sự Khám phá miền Tây”có thể chia làm 2-3 phần khác nhau, để khán giả có nhiều trải nghiệm hơn.

5.4. Về phụ đề tiếng Anh ở chương trình “KSKPMT”

- Những người nước ngoài đang tìm hiểu về văn hóa Việt Nam có thể hiểu sâu sắc vùng miền qua những video có phụ đề Tiếng Anh.

- Phụ đề Tiếng Anh góp phần đưa văn hóa, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Từ đó, kênh “Miền tây trong tôi Official” cũng có một lượng khán giả quốc tế theo dõi.

5.5. Tạo phần mô tả cho người xem dễ tìm kiếm chương trình

- Mỗi tập của chương trình cần có một phần mô tả ngắn gọn, để người xem hiểu nhanh nội dung chương trình.

- Mô tả đóng vai trò quan trong việc tìm kiếm, bằng cách là những hashtag có dấu (#) cho ra những kết quả liên quan đến chương trình KSKPMT.

Ví dụ:

#khampha, #dulich, #mientay,...

#(tên trọng tâm sự vật, sự việc) #hoasen, #nem, #tolua,....

#(ấp, xã,tỉnh,quận, huyện, thành phố), #CanTho, #MyAi, #PhongDien,....

- Phần mô tả có thể gắn link website, facebook công ty, khán giả có thể liên hệ, đóng góp chương trình hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu lý luận về thể loại Ký sự, Ký sự truyền hình, bản thân tôi được tiếp cận nội dung rất bài bản, căn cơ, lý thú thậm chí đòi hỏi cao ở người hoặc ê kíp thực hiện thể loại này… Bản thân cũng nhận biết rằng, thể loại Ký sự truyền hình đòi hỏi tác giả - hoặc nhóm tác giả thực hiện, chẳng những giỏi nghề mà bản lĩnh chính trị còn phải vững vàng, khả năng ngôn ngữ uyển chuyển, linh hoạt; đồng thời xử lý mọi tình huống bằng cái tâm và cái tầm trước nhân vật và sự kiện mình phản ánh! Đó là ước mơ và mục tiêu vươn tới của những người đã và đang công tác, cống hiến trong lĩnh vực báo chí và quan hệ công chúng.

Được tiếp cận công việc sáng tạo tác phẩm báo chí thực tế ở Công ty cổ phần Truyền thông và Quảng cáo Thế hệ trẻ, nhất là mảng Ký sự truyền hình, là một cơ hội quý báu, giúp tác giả trải nghiệm quan sát, phân tích, đánh giá và so sánh những kiến thức đã được học tập ở nhà trường với những phần việc cụ thể trong thực tiễn. Từ đó, tác giả tự trang bị cho mình kinh nghiệm, rút ra những mặt mạnh và hạn chế trong tác nghiệp như đã nêu ở những nội dung trên, với hy vọng sẽ nhập cuộc nhanh chóng, kịp thời một khi có chỗ đứng, có môi trường công tác cụ thể để qua đó, có thể sớm phát huy ngành nghề được đào tạo của mình.

Với tâm thế ấy, tác giả bài báo cáo tốt nghiệp xin lần nữa chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nam Cần Thơ đã dầy công dạy dỗ, rèn luyện; chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh, chị các phòng, ban Công ty cổ phần Truyền thông và Quảng cáo Thế hệ trẻ đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập được tiếp cận môi trường hoạt động nghề nghiệp thực tiễn vô cùng quý báu.

Bản thân xin hứa sẽ không ngừng phấn đấu học tập, nghiên cứu và công tác tốt để không phụ công giúp đỡ, không phụ lòng quan tâm của mọi người./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

1. Khái niệm ký sự

http://www.zun.vn/tai-lieu/de-tai-ky-su-truyen-hinh-22075/, truy cập ngày 20/04/2021

2. Đặc điểm chung của thể loại ký

TS. Trần Bảo Khánh (2015), Mê Kông Ký Sự.

phimtailieutruyenhinh.wordpress.com/2015/07/27/ve-the-loai-ky-su-truyen-hinh/, truy cập ngày 20/04/2021

3. Những yêu cầu trong sáng tạo tác phẩm ký sự, Khái niệm và các dạng ký sự truyền hình

https://text.123docz.net/document/4674651-ngon-ngu-bao-chi-the-loai-ky-su.htm, truy cập 21/04/2021 - 23/04/2021

4. Hồ sơ năng lực của Công ty CP Truyền thông & Quảng cáo Thế Hệ Trẻ.

5. Tài liệu hình ảnh một số chương trình của Công ty cổ phần Truyền thông & Quảng cáo Thế Hệ Trẻ

6. Tài liệu chương trình “Ký sự khám phá miền Tây”

7. Tài liệu hình ảnh Khám phá miền Tây

8. Kênh Miền Tây trong tôi Official trên Youtube

Một phần của tài liệu 03TINH PHUONG TIEU LUAN BAO CAO TOT NGHIEP - final 21-6-21 (Trang 39)