Mặc dù sự thật đã dần dần đƣợc bộc lộ theo thời gian, nhƣng câu chuyện về Thác Bản Giốc chƣa hẳn đã đến hồi kết thúc. Vẫn còn nhiều điều chƣa sáng tỏ, nhiều câu hỏi cần đƣợc giải đáp:
1) Việc Trung Cộng chiếm cồn Pò Thoong và Thác Bản Giốc không phải là hành động ngẫu nhiên, cũng không phải là chủ trƣơng của một cá nhân hay một phe phái nào trong Đảng cộng sản Trung Cộng. Kế hoạch này đã đƣợc chuẩn bị ngay từ những năm 1955-56, nghĩa là vào lúc quan hệ Việt-Trung đƣợc coi là “hữu hảo”, và đƣợc thực hiện từng bƣớc qua từng giai đoạn nhƣ đã trình bày ở phần trên. Điều này cho thấy đây là chủ trƣơng chung của Đảng cộng sản Trung Cộng qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ lãnh đạo. Nhƣng Thác Bản Giốc không phải là trƣờng hợp duy nhất, chúng ta đƣợc biết Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan chỉ là 2 trong số 12 trƣờng hợp lấn chiếm điển hình. Nếu tính tất cả các vi phạm lớn nhỏ, tính từ 1949 đến 1979 phía Trung Cộng đã lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở 90 điểm trên toàn tuyến biên giới Việt- Trung. Nhƣ vậy không thể nói là quan hệ Việt-Trung
chỉ xấu đi trong giai đoạn 1979-1989. Ngay từ giữa thập niên 1950, nghĩa là giữa lúc tình cảm cộng sản Việt-Trung còn nồng thắm, đã bắt đầu hình thành những mầm mống xấu, những âm mƣu đen tối. Tƣơng tự nhƣ thế, trong vấn đề lãnh hải, ngay khi công bố “hải phận 12 hải lý” vào năm 1958, Trung Cộng đã nuôi dƣỡng những mƣu đồ quỷ quyệt. Ngay tại điều 4 của Bản tuyên bố, họ đã ghi rõ “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) và “Nam Sa” (tức Trƣờng Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đó chính là sự chuẩn bị cho việc hải quân Trung Cộng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và chiếm đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trƣờng Sa vào năm 1988.
Vấn đề đặt ra là: trƣớc một chính sách xâm lƣợc nguy hiểm nhƣ thế, tại sao Cộng sản Việt Nam vẫn thừa nhận quan hệ “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hƣớng tới tƣơng lai) và tinh thần “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt), coi đó nhƣ những nguyên tắc căn bản chi phối toàn bộ đƣờng lối ngoại giao giữa hai quốc gia?
Có thể nói khi chấp nhận một chính sách đối ngoại nhƣ thế, Cộng sản Việt Nam đã đặt quyền lợi của Đảng cao hơn quyền lợi của Tổ quốc, đã hy sinh quyền lợi của quốc gia – dân tộc để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Thử hỏi: với tình hình thực tế đó, làm sao nhân dân có thể tiếp tục tin tƣởng vào “sự lãnh đạo của Đảng” trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông – nơi mà hàng ngày hàng giờ các thế lực dân tộc chủ nghĩa của Trung Hoa cộng sản đang lăm le tiếp tục thực hiện kế hoạch xâm lƣợc mà họ đã chuẩn bị công phu từ hơn nửa thế kỷ?
2) Việc xâm lấn đƣờng biên giới Việt-Trung đã diễn ra từ rất lâu, nhƣng mãi đến ngày 15.3.1979, nghĩa là gần một tháng sau khi Trung Cộng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, ngƣời dân mới biết đƣợc phần nào sự thật thông qua bản “bị vong lục” do Cộng sãn Việt Nam công bố. Từ thời điểm đó cho đến nay, ngoài những chi tiết đƣợc công bố trong cuốn sách, nhân dân không đƣợc biết thêm điều gì khác. Không có công trình nghiên cứu mang tính độc lập nào để ngƣời dân có thể có thể so sánh, đối chiếu.
Trong khi nhiều vị trí hiểm yếu ở vùng biên giới Việt- Trung đã trở thành “chợ trời biên giới” (vd: cửa khẩu Tân Thanh), trong khi hai bên đang tích cực thúc đẩy sự ra đời của các “khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới” thì bản đồ chi tiết về vùng biên giới Việt-Trung vẫn còn là “bí mật quốc gia”, thông tin về vùng này vẫn là thông tin một chiều, mù mờ và không có giá trị khoa học. Ngƣời ta có cảm tƣởng chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn tìm cách che giấu, không muốn cho ngƣời dân hiểu biết rõ ràng, cụ thể về tình hình đƣờng biên giới mới. Việc vội vã nhổ bỏ các cột mốc cũ để đƣa vào “viện bảo tàng” lại càng làm tăng thêm sự nghi ngờ đó.
Câu hỏi đặt ra là: trong tình trạng bƣng bít, che giấu thông tin nhƣ thế, giới trí thức – nhất là các nhà khoa học nhân văn, phải làm gì để có thể bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền quốc gia? Trông chờ Cộng sản Việt Nam thành tâm thiện ý “nhìn thẳng vào sự thật” để thực hiện một đƣờng lối cởi mở hơn? Tha thiết “cầu xin” nhà cầm quyền gia ân ban phát một “không gian tự do có giới hạn” để trí thức có thể góp ý hay phản biện? Hay trí thức phải noi gƣơng cụ Phan Châu Trinh và các sĩ phu của Phong trào Duy Tân hồi đầu thế kỷ trƣớc bằng cách tự mình vạch đường đi, nghĩa là mạnh dạn đảm nhận vai trò tiên phong trong công cuộc nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí bằng cách phá vỡ ách nô lệ tinh thần đã bao trùm đời sống tinh thần của cả nƣớc ta từ gần nửa thế kỷ nay? Có một bài học mà chúng ta có thể rút ra từ lịch sử: tự do có được bằng sự gia ân chỉ có thể là một thứ tự do bị kiểm soát, chân lý có được bằng sự thỏa hiệp chỉ là chân lý nửa vời hay một nửa của sự thật. Mà trong lĩnh vực khoa học thì tự do bị khống chế hay một nửa – sự thật chỉ có thể đem lại một thứ khoa học giả hiệu, một thứ khoa học hào nhoáng nhƣng phù phiếm với những huy chƣơng và phẩm hàm tuy bề ngoài rất đẹp đẽ và hấp dẫn, nhƣng không thể trƣờng tồn qua thời gian và hoàn toàn vô nghĩa nếu xét trên bình diện lợi ích của toàn dân tộc. Bài học của học thuyết Lysenko (Lysenkoism) đã từng ngự trị trong ngành sinh học Liên Xô từ cuối thập niên 1920 cho đến tận năm 1964 trƣớc khi bị vứt vào thùng rác của lịch sử, là một ví dụ cực kỳ sinh động của thứ khoa học thừa nhận sự lãnh đạo của một đảng chính trị trong một chế độ độc tài toàn trị.