Kịch bản BĐKH của tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu BÀI CÁ NHÂN MÔN HỌC SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 30 - 31)

Các kịch bản phát thải được lựa chọn cho Đồng Nai cũng tương tự như các kịch bản BĐKH, nước biển dâng được lựa chọn cho Việt Nam, cụ thể được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính IPCC (Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu 2007) là:

- Kịch bản gốc A1: họ kịch bản gốc A1 mô tả một thế giới tương lai với sự phát triển kinh tế rất nhanh, dân số thế giới tăng đạt đỉnh vào khoảng giữa thế kỷ 21 và giảm dần sau đó; phát triển nhanh các công nghệ mới và hiệu quả hơn. Các đặc điểm nổi bật là sự tương đồng giữa các khu vực, sự tăng cường giao lưu về văn hóa xã hội, sự thu hẹp khác biệt về thu nhập giữa các vùng. Họ kịch bản A1 được phát triển thành 3 nhóm dựa trên các hướng phát triển của công nghệ trong hệ thống năng lượng:

+ A1FI: sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao) + A1B: cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trung bình) + A1T: chú trọng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng phi hoá thạch (kịch bản phát thải thấp).

- Kịch bản gốc A2 (kịch bản phát thải cao): Họ kịch bản gốc A2 mô tả một thể giới rất không đồng nhất. Các đặc điểm nổi bật là tính độc lập cũng như việc bảo vệ các đặc điểm địa phương, dân số thế giới tiếp tục tăng, kinh tế phát triển theo định hướng khu vực, thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người chậm và riêng rẽ hơn so với các họ kịch bản khác.

- Kịch bản gốc B1 (phát thải thấp): Họ kịch bản gốc B1 thể hiện một thế giới tương đồng với dân số thế giới đạt đỉnh vào giữa thế kỷ XXI và giảm xuống

sau đấy giống như trong họ kịch bản gốc A1, nhưng có sự thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc kinh tế theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin, giảm cường độ tiêu hao nguyên vật liệu, các công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên được phát triển; chú trọng đến các giải pháp toàn cầu về bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.

- Kịch bản gốc B2 (phát thải trung bình): Họ kịch bản gốc B2 miêu tả một thế giới với sự nhấn mạnh vào các giải pháp địa phương về bền vững kinh tế, xã, hội và môi trường. Dân số thế giới vẫn tăng trưởng liên tục nhưng thấp hơn A2, phát triển kinh tế ở mức trung bình, chuyển đổi công nghệ chậm và không đồng bộ như trong B1 và A1. Cũng hướng đến việc bảo vệ môi trường và công bằng xã hội, B2 tập trung vào quy mô địa phương và khu vực.

Các kịch bản phát thải được lựa chọn cho Đồng Nai cũng tương tự như các kịch bản BĐKH, nước biển dâng được lựa chọn cho Việt Nam, cụ thể được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI).

Một phần của tài liệu BÀI CÁ NHÂN MÔN HỌC SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)