Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến lưu lượng nước

Một phần của tài liệu BÀI CÁ NHÂN MÔN HỌC SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 47 - 57)

Kết quả lưu lượng trạm Biên Hòa theo kịch bản phát thải trung bình từ 2020 đến năm 2050 so với hiện trạng lưu lượng sông Đồng Nai tại trạm Biên Hòa được thể hiện ở các hình 2.11 – 2.13 và các bảng 2.7 – 2.9

Hình 2.11: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2020 tại trạm Biên Hòa

Bảng 2.7: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2020 tại trạm Biên Hòa

Trạm Biên Hòa (m3/s) Biên Hòa hiện trạng (m3/s) Chênh lệch (m3/s) Nhận xét

Lưu lượng ra lớn nhất 3775,75 2423,668 1352,082 Tăng Lưu lượng vào lớn

nhất -1215,272 -2312,045 1096,773

Hình 2.12: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2030 tại trạm Biên Hòa

Bảng 2.8: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2030 tại trạm Biên Hòa

Trạm Biên Hòa

(m3/s)

Biên Hòa hiện trạng (m3/s)

Chênh lệch (m3/s)

Nhận xét Lưu lượng ra lớn nhất 3730,226 2423,668 1306,558 Tăng Lưu lượng vào lớn

nhất -1275,606 -2312,045 1036,606

Hình 2.13: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2050 tại trạm Biên Hòa

Bảng 2.9: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2050 tại trạm Biên Hòa

Trạm Biên Hòa

(m3/s)

Biên Hòa hiện trạng (m3/s)

Chênh lệch (m3/s)

Nhận xét

Lưu lượng ra lớn nhất 3.732 2.424 1.309 Tăng

Lưu lượng vào lớn

nhất 1.304 -2.312 3.616

Giảm

Kết quả lưu lượng trạm Biên Hòa theo các kịch bản đều có sự lênh lệch lưu lượng giữa năm hiện trạng và năm 2020, 2030 và 2050 điều này chứng tỏ BĐKH có tác động đến lưu lượng sông Đồng Nai tại Tp. Biên Hòa. Lưu lượng có lúc tăng cao nhưng có lúc giảm xuống rất thấp.

2.2.2 Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến quá trình xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn là hiện tượng quan trọng và rất đáng quan tâm đối với sông Đồng Nai nói chung và vị trí sông Đồng Nai tại Tp. Biên Hòa nói riêng. Xâm nhập mặn là yếu tố rất nhạy cảm cho việc khai thác nguồn nước cả ở thượng và hạ lưu.

Trong điều kiện tự nhiên, trên sông Đồng Nai, mặn 1 g/l trung bình hàng năm có thể lên đến cầu Đồng Nai (117 km từ cửa), mặn 0,3 g/l có thể lên đến Biên Hòa và mặn 0,1 g/l có thể vượt qua trạm bơm Hóa An vài km.

Theo kịch bản xâm nhập mặn ở Đồng Nai tính đến năm 2100 thì ranh giới mặn xâm nhập gần qua huyện Nhơn Trạch, theo thời gian ranh giới mặn cứ dần dần tiến sâu hơn vào nội đồng. Cụ thể ở kịch bản phát thải cao năm 2100 ranh giới 4‰ xâm nhập sâu nhất khoảng 25 km, ranh giới 2‰ xâm nhập sâu khoảng 30 km, trong khi đó ở kịch bản thấp nhất vào năm 2020 ranh giới mặn 2‰ xâm nhập ít hơn 4 km và ranh giới mặn 4‰ xâm nhập ít hơn khoảng 6 km.

Theo đó, diện tích nước mặt bị nhiễm mặn cũng tăng dần. Trong các kịch bản, diện tích mặn trên 4‰ của kịch bản cao có xu thế tăng đột ngột hơn so với kịch bản trung bình và thấp. Diện tích nước mặt nhiễm mặn 2‰ ở năm 2020 khoảng 68 – 69 km2 tùy theo các kịch bản, đến năm 2100 thì khoảng này dao động trong khoảng 77 – 80 km2.

Theo kịch bản trung bình diện tích xâm nhập mặn theo nồng độ mặn 1-2 ‰, 2- 4‰ và trên 4‰ của các năm 2020, 2030 có xu hướng tăng so với hiện trạng, điều này cho thấy BĐKH có tác động đến chất lượng nước mặt, do xâm nhập mặn có thể làm thay đổi chất lượng nước.

Huyện Nhơn Trạch là khu vực bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng nhiều hơn các huyện khác do nằm ở khu vực gần biển, ngoài ra ở huyện Long Thành cũng bị ảnh hưởng bởi lũ, do sự thay đổi dòng chảy, nhưng diện tích này không đáng kể. Tỷ lệ diện tích ngập ở toàn bộ các kịch bản theo các năm dao động trong khoảng 1,56 – 1,68% tương ứng với diện tích ngập khoảng 92,21 – 99,09 km2. Việc xâm nhập mặn vào các sông rạch, đất canh tác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt và ảnh hưởng đến nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BĐKH ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI

3.1 Các giải pháp thích ứng về quản lý

Lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của khu vực Đông Nam Bộ mà còn cho cả vùng Nam Tây Nguyên (Đắc Nông, Lâm Đồng), cực Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) và ĐBSCL (Long An). Trong đó, sông Đồng Nai có vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Biên Hòa. Phát triển, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực sông là bài toán kết hợp tổng hoà các mối quan hệ, vừa đảm bảo cho phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, vừa bảo vệ ngày càng tốt hơn môi trường sinh thái. Chính vì thế, nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai luôn đặt ra những vấn đề quan trọng cần được giải quyết, cần được xem xét không chỉ ở góc độ từng vấn đề, từng khu vực, mà cả tổng thể nhiều vấn đề và toàn lưu vực. Những vấn đề quan trọng nhất trong quản lý tài nguyên nước hiện nay trên lưu vực sông Đồng Nai và phụ cận được khát quát trên hình 3.1.

Hình 3.1: Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước trên lưu vực sông Đồng Nai và phụ cận

Giải pháp thực hiện

- Lập quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước trên cơ sở gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về điều tra, khảo sát, quan trắc và đánh giá tài nguyên nước và năng lực thích ứng với BĐKH.

- Nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước, bao gồm tăng cường đầu tư tài chính, trang thiết bị và nhân lực.

- Áp dụng thí điểm công nghệ tiên tiến về cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là phương pháp cảnh báo, dự báo mưa, bão, khô hạn…. Nghiên cứu và áp

# # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # ## # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # # Tr i An Res er. Th ac Mo Re ser . Ph uo c H oa Res er . Don g N ai 8 Re ser . So ng L uy R ese r. Can Do n Re se r.

Dai N inh Res er .

Ham T hu an Re ser . Pu M ien g R ese r. Don g N ai 4 Re ser . Don g N ai 3 Re ser . Da D en Res er . Don g Xo ai R ese r. Ta n M y R ese r. Da V a ng Re ser . So ng Din h 3 Re ser . Ca G iay Res er . So ng Ra y Re ser . La Buo ng Res er .

Don Du ong Re ser .

Da T e 'h Re ser . Da M i R ese r. So ng Q uao Re ser . Su oi Vang Re se r. Da T o n Re se r. Ta n G ian g R ese r. So ng Sat Re ser . Ka L a R ese r. Can No m R ese r. Ka B e t Re ser . Su oi Ca Rese r. Ba Ba u Re se r. Bie n La c La ke Su oi Cam Re se r.

Lon g Song Re ser .

So ng P ha n Res er. Tr a T a n Re se r. Gia Ui Re ser . Tu yen La m Res er . Su oi Gia i Res er . Da Ba ng Re ser . Ta m Bo Re se r. Ba T o Rese r. Lan h Ra R ese r. Du C on g Ho i Re ser . Ta n R ai Re se r. Su oi Gia u Re se r. So ng M on g R ese r. Nui L e Rese r. So ng M ay Rese r. Da B a c R ese r.

Bin h Cha u R ese r.

Su oi Da Rese r.

Pr o Res er . An Kh uon g Res er.

Nui D at Rese r. Ba u Tr an g la ke Loc Qu an g R ese r. Ta n la p Rese r. So ng V on g Res er. BA R IA DA T EH CU C H I DA LA T LAM H A HA M T A N DI LIN H BAO LAM BAO LOC DA H OAI TA N PH U GIA RA I BU D AN G BEN C AT DU C H OA CA N GIO HOC M ON DA K'L AK BIEN H OA LON G D AT DU C LI NH XU AN LO C CA T T IEN LOC N IN H TA N BIE N TA Y N IN H PH UO C LY TA N UY EN VIN H C UU TH U AN A N BAC BI NH NI NH H AI NI NH S ON VU NG T AU DA K N ON G CH AU D U C XU YEN M OC DI NH QU A N TA NH L IN H BIN H LON G DON G XOA I GO D AU H A TU Y PH ON G TH AP C H AM LAC D U ON G DON D U ON G PH UO C BIN H CH AU T H AN H TR AN G BAN G LON G T H AN H TH ON G NH AT PH AN T H IET NI NH P HU OC LIEN K H UO NG HA M T H U AN N AM HA M T H U AN BA C DU ON G M IN H C H AU HO CH I MI NH C IT Y 1.Quản lý rừng đầu nguồn 15.Chuyển nước lưu vực 2.Phát triển thủy điện 5.Tưới cho nông nghiệp 6.Cấp nước dân sinh-công nghiệp 8.Ảnh hưởng lũ từ ĐBSCL 14.Sa mạc hoá các vùng ven biển 12.Tác động từ hoạt động trên biển

13.Khai thác nước ngầm 7.Ô nhiễm nguồn nuuớc 9.Ngập úng đô thị 10.Xói lở và mất ổn định lòng sông

11.Nuôi trồng thuỷ sản & bảo vệ rừng ngập mặn 3.Lũ và

ngập lụt 4.Sự cạn kiệt

dụng phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả của các thiên tai do nước gây ra trong điều kiện BĐKH.

- Mở rộng diện tích các hồ chứa, nâng cấp các công trình kênh mương điều tiết và hệ thống cấp - thoát nước đô thị;

- Sử dụng nguồn nước khoa học và tiết kiệm trong sản xuất và đời sống; - Tăng cường biện pháp quản lý tại những vùng có nguy cơ ngập lụt;

- Xây dựng chương trình quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ nguồn nước mặt; - Điều chỉnh quy hoạch đất đai hợp lý để trồng rừng, tích nước mưa, giữ ẩm và giảm cường độ bốc hơi nước.

3.2 Giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu của tài nguyên nước.

Theo tài liệu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt Nam (2011), các giải pháp sau có thể áp dụng cho tỉnh Đồng Nai nói chung và Tp. Biên Hòa nói riêng bao gồm:

Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống công trình khai thác, sử dụng các nguồn nước (đập dâng, hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện) hệ thống kênh mương tưới tiêu, các công trình khai thác nước ngầm (giếng đào, giếng khoan, lỗ khoan, bể chứa và hệ thống dẫn nước) trong điều kiện biến đổi khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên nước của các công trình và bảo đảm vận hành an toàn.

Xem xét, điều chỉnh và xây dựng bổ sung các công trình thủy lợi, thủy điện (hồ chứa, đập dâng) để tăng cường điều tiết dòng chảy nhằm phòng chống ngập lụt, cấp nước và duy trì môi trường sinh thái cho hạ du và khai thác tài nguyên thủy điện trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh trong các giai đoạn tương lai. Tùy theo đặc điểm tài nguyên nước, mức độ tác động của BĐKH đến tài nguyên nước và kinh tế xã hội trong từng khu vực mà lựa chọn ưu tiên các loại công trình như cấp nước và ngăn mặn, chống ngập…. Chú

trọng phát triển các công trình khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, các công trình chứa nước, ngăn mặn giữ ngọt.

- Củng cố, nâng cấp hệ thống bờ bao, đê sông, bờ bao chống lũ và ngăn mặn hiện có và xây dựng các tuyến đê mới nhằm phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do giông bão và nước biển dâng, xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Xây dựng các cụm dân cư, nhà ở có thể ứng phó, thích nghi với bão, lũ, nước biển dâng.

- Nâng cao mức bảo đảm an toàn công trình và tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa hiện có: xem xét lại quy phạm tính toán các chỉ tiêu thiết kế công trình có tính tới điều kiện biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tới tần suất thiết kế.

- Nâng cấp và mở rộng các công trình tiêu úng nhằm đảm bảo tiêu thoát úng, ngập do mưa lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Hoàn chỉnh, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo lũ lụt, có xét đến những diễn biến của biến đổi khí hậu. Với độ tin cậy cao và kéo dài thời gian cảnh báo, dự báo nhằm chủ động và ứng phó có hiệu quả với thiên tai về nước.

- Phân vùng nguy cơ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và nước biển dâng trên các lưu vực sông/các vùng. Chú trọng những lưu vực, những vùng có nguy cơ thiên tai cao trong điều kiện BĐKH sẽ có nguy cơ tăng cao về tần suất và cường độ.

3.3 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng hợp lý và cải

thiện chất lượng nguồn nước

Một số giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH đối với lĩnh vực nâng cao nhận thức cộng đồng:

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục môi trường.

- Giảng dạy ngoại khóa về BĐKH, những tác động có hại và các giải pháp thích ứng trong các trường phổ thông trong hệ thống giáo dục trong tỉnh.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về BĐKH, các giải pháp chiến lược ứng phó với với BĐKH.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch liên tịch với các ngành Giáo dục, Y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng để phối hợp ký kết liên tịch triển khai chương trình hành động về BĐKH. Tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn, các cuộc thi sáng tác ca khúc về môi trường, sáng tác kịch bản, in ấn tài liệu, tờ rơi, phát thanh xe loa, hỗ trợ công tác phí cho cán bộ các cấp tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền nâng cao kiến thức cộng đồng và các biện pháp thích ứng và giảm thiểu BĐKH.

- Khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của cộng đồng.

- Cần đa dạng hóa các nguồn đóng góp cho quản lý tài nguyên nước từ cộng đồng.

- Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về hiện trạng nguồn tài nguyên nước, về tỷ lệ nước ngọt có thể sử dụng được và ý nghĩa của việc sử dụng nước tiết kiệm.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của toàn dân trong việc bảo vệ môi trường và đặc biệt là bảo vệ nguồn nước; phổ biến, quán triệt rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực tài nguyên nước; xây dựng chương trình truyền thông môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; đưa các nội dung bảo vệ nguồn tài nguyên nước vào hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng giáo dục truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn bó với môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh để giúp các cơ sở này nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện sử dụng tiết kiệm và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá nhưng không vô tận là nước

Chương 4 KẾT LUẬN

Tác động của BĐKH lên dòng chảy khiến tổng lượng dòng chảy năm trên toàn lưu vực tăng. Dòng chảy đến tăng về mùa lũ và giảm về mùa kiệt. Tuy nhiên sự biến thiên không lớn, song xu thế dòng chảy ảnh hưởng tới việc đánh giá tác động của biến

Một phần của tài liệu BÀI CÁ NHÂN MÔN HỌC SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)