5. Nội dung nghiên cứu
1.6.4. Bộ phận đập phân ly và làm sạch
Bộ phận đập phân ly là kiểu đập dọc trục, trống răng tròn, máng thanh và nắp trống có gân. Bộ phận làm sạch gồm hai lớp sàng vẩy cá và lƣới đan và quạt thổi ly tâm.
Hình 1.17. Bộ phận đập phân ly và làm sạch 1-Tấm che bên sàng; 2-Vít tải gié; 3-Sàng lắc;
4-Vít tải thóc sạch; 5-Thùng chứa hạt; 6-Trống đập; 7- Máng trống; 8- Quạt
* Bộ phận đập phân ly
Khi máy hoạt động, trống đập quay, lúa đƣợc băng tải cấp vào trống đập ở cửa cung cấp; các răng trống vơ lúa vào khe máng, kéo dãn lớp lúa qua khe hở trống máng; dƣới tác động của các gân dẫn hƣớng trên nắp trống lớp lúa dịch chuyển dọc trục từ cửa cung cấp đến cửa ra rơm. Trong quá trình chuyển động có sự chà xát giữa lúa với lúa, giữa lúa với răng đập làm cho hạt tách khỏi gié lúa. Sau khi đƣợc tách ra khỏi gié lúa, hạt sẽ phân ly qua máng trống rơi xuống sàng. Khối lúa tiếp tục di chuyển dọc trục trống và hạt tiếp tục đƣợc tách khỏi gié lúa, đến cuối trống đập, rơm đƣợc hất ra ngoài theo cửa ra.
* Trống đập Trống đập là loại trống hở răng tròn. Trên trục trống đƣợc lắp 3 mặt bích cố định, 6 thanh răng bằng thép ống bắt chặt và cách đều nhau trên bích. Răng trống bằng thép tròn đƣợc bố trí thành đƣờng xoắn dọc trục trống.
Hình 1.18. Trống đập
- Cửa ra rơm đƣợc bố trí để cho rơm ra ngoài. Trên trống đập có 2 thanh làm nhiệm vụ đƣa rơm ra ngoài ở cửa thoát nhằm giảm năng lƣợng tiêu thụ của máy thì trƣờng hợp này có thể sử dụng 4 thanh răng trên trống cũng làm việc đƣợc.
Hình 1.19. Bố trí thanh răng trên trống đập
- Thanh răng bị hỏng phải thay thế, khi thay phải thay cả thanh đối xứng để cho trống đập cân bằng.
- Trống đập là bộ phận quay với tốc độ cao trong quá trình làm việc, vì vậy phải thƣờng xuyên kiểm tra, nếu chi tiết nào hƣ hỏng phải thay thế ngay. Phải tắt máy trƣớc khi kiểm tra, thay thế.
- Trống đập làm việc tốt khi lƣợng cung cấp lúa vào thích hợp. Nếu lƣợng cung cấp quá nhiều phải giảm ngay lƣợng cung cấp. Nếu số vòng quay trống đập giảm thì phải tăng số vòng quay lên. Nếu lúa ƣớt, lúa dài thì phải đợi khi lúa khô và chín mới cho máy làm việc.
- Khi làm việc nghe có tiếng gõ thì phải dừng, tắt máy ngay để kiểm tra xem thanh răng bị cong, răng đập bị gãy, mòn không. Nếu hƣ hỏng phải khắc phục ngay. - Số thanh răng đƣợc bố trí khác nhau tuỳ thuộc năng suất lúa và độ chín của hạt. Nói chung số thanh răng ít sẽ làm cho năng suất máy giảm và đập không sạch.
Máng trống là bộ phận đặt dƣới trống đập, gồm các cung máng và thanh máng có hàn các sợi thép dạng ô kẻ và đặt đồng tâm với trống đập. Nhiệm vụ của máng trống là phân ly hạt ra khỏi rơm.
Hình 1.20. Máng trống
* Nắp trống
Nắp trống làm bằng thép tấm bao ngoài trống đập ở phần nửa trên, mặt trong của nắp trống hàn các cung dẫn hƣớng lúa, cùng với máng trống và trống đập tạo thành buồng đập.
Hình 1.21. Nắp trống
1-Tấm bên; 2- Tấm chắn trước; 3- Thanh dọc; 4- Gân dẫn; 5- Tấm chắn sau; 6- Vỏ bao
*Cửa ra rơm
Cửa ra rơm đƣợc đặt ở bên trái của trống đập, hƣớng chúc xuống dƣới. Nếu bị kẹt, tắc phải tắt máy để làm sạch.