Máy gặt rải hàng chuyển cây đứng với đĩa gạt lúa bị động hình sao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đập tách hạt của máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa (Trang 35 - 37)

5. Nội dung nghiên cứu

1.5.4Máy gặt rải hàng chuyển cây đứng với đĩa gạt lúa bị động hình sao

Thông qua việc giới thiệu và phân tích các loại hình máy gặt lúa ở trên, đồng thời điểm lại tình hình nghiên cứu ứng dụng máy gặt lúa ở nƣớc ta trong những năm trƣớc đây, tác giả nhận thấy rằng mặc dù có nhiều loại máy gặt lúa (kể cả gặt lúa mì) song chƣa có loại nào đƣợc ứng dụng rộng rãi trong điều kiện sản xuất của Việt Nam.

Từ những năm 90 đến nay cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, sản xuất lúa trong nông nghiệp nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành quả to lớn. Với sự đổi mới về cơ chế sản xuất, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa...nhiều khâu trong quy trình sản xuất lúa đã đƣợc cơ giới hóa. Các loại mẫu máy gặt của Trung Quốc, Nhật, IRRI...đƣợc du nhập vào

nƣớc ta, với nguyên lý mới là loại máy gặt rải hàng chuyển cây đứng áp dụng đĩa vơ gạt lúa bị động hình sao. Do có những tính năng kỹ thuật và sử dụng ƣu việt hơn so với các loại trƣớc đây nên bƣớc đầu đã chiếm đƣợc vị trí ứng dụng trong sản xuất.

Hình 1.7. Máy gặt lúa rải hàng với đĩa gạt lúa bị động hình sao

Nguyên lý làm việc của máy gặt nhƣ sau: khi máy di chuyển tiến vào thảm lúa, các mũi rẽ phân định ra các dải lúa có chiều rộng bằng nhau. Dƣới tác động của các cạnh bên mũi rẽ, các cây lúa bị làm nghiêng cây và trƣợt lên phía trên ngƣợc với chiều di chuyển của máy. Tất cả các cây lúa của dải bị dồn vào khoảng hẹp giữa hai cạnh bên mũi rẽ đối diện. Tại vùng này cây lúa đƣợc cánh sao vơ gom, dung nạp vào không gian hai cánh sao gần kề nhau.

Đồng thời với quá trình vơ gom cây của đĩa sao là sự phối hợp làm việc của dao cắt 3 thực hiện công việc cắt gốc cây lúa. Cây lúa sau khi cắt gốc đƣợc dồn về tấm tựa phía sau, nhờ xích tải trên và dƣới có gắn vấu gạt chuyển sang bên. Để cây lúa di chuyển trong trạng thái đứng sang ngang, các lò so ép có tác dụng ép giữ cây, bổ xung cân bằng các thành phần lực, giữ cho cây thẳng đứng trong quá trình chuyển.

Tất cả các bộ phận làm việc của máy gặt đƣợc nhận truyền động từ động cơ máy kéo thông qua trục thu công suất, qua truyền động trung gian – các đăng – hộp số bánh răng côn. Từ đây động lực đƣợc truyền dẫn đến biên tay quay của dao cắt, xích chuyền tải ngang trên và dƣới. Khi xích chuyển tải làm việc, các vấu gạt gắn

trên xích đồng thời làm 2 nhiệm vụ chuyển tải cây lúa sang ngang và truyền chuyển động cho đĩa sao quay bằng các tác động do va đập.

Với cấu tạo các bộ phận và nguyên lý làm việc nhƣ trên, loại máy gặt này có ƣu điểm là gọn nhẹ, có thể liên hợp với các loại nguồn động lực nhƣ: máy kéo 2 bánh, máy kéo 4 bánh cỡ nhỏ hoặc ở dạng chuyên dùng, tùy theo năng suất và yêu cầu để tăng chiều rộng làm việc. Loại máy này thích hợp đối với việc gặt các loại lúa đứng cây và lúa nghiêng đổ giới hạn đến 600

so với phƣơng thẳng đứng và chiều cao cây lúa thấp hơn 120 cm [8], [29].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đập tách hạt của máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa (Trang 35 - 37)