Đường nước đọng

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN CÁCH bố TRÍ tổ máy CHO NHÀ máy NHIỆT điện CHU TRÌNH hỗn hợp (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 3 : TÍNH TỐN LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHÍNH

4.5 Đường nước đọng

Để đảm bảo cho các bình gia nhiệt thực hiện việc trao đổi nhiệt có hiệu quả thì phải rút nước đọng ra khỏi bình gia nhiệt. Nguyên nhân sinh ra nước đọng là do hơi trích từ các cửa trích của ruabin đến gia nhiệt cho nước cấp và nước ngưng, hơi trích sau khi thực hiện việc gia nhiệt thì nhiệt độ giảm xuống và ngưng đọng thành nước đọng. Ở các BGNCA 1,2,3 có thêm phần lạnh đọng. Nước đọng trước khi xả ra trao đổi nhiệt với nước vào để hạ entanpi xuống, tăng công suất của dịng hơi. Từ nước sơi thành nước chưa sơi để không sinh hơi flash trong bình tiếp theo.

Nước đọng ở các bình gia nhiệt bề mặt cao áp được tự chảy dồn cấp đến bình gia nhiệt hỗn hợp. từ bình gia nhiệt có áp suất thấp, nước đọng chảy vào chổ hỗn hợp với đường nước ngưng chính trước bơm ngưng. Từ các bình gia nhiệt hạ áp cịn lại thực hiện dồn cấp rồi dùng bơm nước đọng bơm vào đường nước ngưng chính. Trên đường nước đọng có dặt van steam trap(van con heo) để cho nước đi qua, không cho hơi đi qua làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt. Ở đầu đẩy của bơm nước đọng ta đặt van 1 chiều để tránh không cho nước ngược trở lại làm hỏng bơm. Nước đọng từ làm lạnh ejector và hơi chèn cũng được đưa về bình ngưng.

4.6 Lị hơi

Là thiết bị đóng vai trị hết sức quan trọng trong nhà máy nhiệt điện. Lò hơi phải đảm bảo cung cấp đủ hơi cho tuabin cả về số lượng và chất lượng hơi.

4.7 Tuabin.

Tồn nhà máy có 3 khối, mỗi khối có 1 tuabin K-250-150 ngưng hơi. Tuabin được lắp đồng trục với máy phát. Hơi nước đi vào tuabin có nhiệt độ 5380C và áp suất 150at. Đây là tuabin 3 thân.

4.8 Bình ngưng.

Bình ngưng có nhiệm vụ làm ngưng tụ hơi thoát ra khỏi tuabin, tạo nên độ chân không cần thiết để tuabin làm việc an toàn và kinh tế. Trong thiết kế này chọn bình ngưng làm mát kiểu bề mặt, nước làm mát đi trong ống, hơi đi phía ngồi nhả nhiệt cho nước làm mát. Chế tạo bằng các ống đồng, ống thép không được sử dụng do : bị oxy hóa và ăn mịn hóa học, có hệ số dẫn nhiệt thấp. Các ống được ghép chặt lên 2 mặt sàn chính chế tạo từ thép CT3, để tăng hiệu quả trao đổi nhiệt trong bình ngưng người ta chế tạo bình ngưng theo kiểu 2 chặng, số chặng là số lần trao đổi nhiệt giữa hơi và nước làm mát.

Tuabin K250-150 có 1 bình ngưng, áp lực làm việc trong khoang hơi là 0,035 ata, áp lực làm việc trong khoang nước là 1,6 ata. Dể bảo vệ tuabin trên cổ bình ngưng người ta đặt van an toàn, van này hoạt động theo nguyên lý của màng kim loại, đặt trên đường ống nối một đầu nối với cổ bình ngưng cịn đầu kia nối với cửa ống thơng với ngoài trời. Sau màng kim loại người ta đặt 1 lưỡi dao kim loại. Bình thường nếu chân khơng của

bình ngưng tốt thì màng kim loại cong vào phía trong. Khi chân khơng trong bình ngưng xấu đi thì màng kim loại sẻ xích dần đến mủi dao đâm thủng áp suất trong bình lướn hơn áp śt khí trời, từ đó hơi trong bình sẻ thốt ra ngồi trời do đó bảo vệ được tuabin.

4.9 Ejector

Nhiệm vụ là giữ cho áp lực trong bình ngưng đúng mức quy định, nó hút khơng khí trong bình ngưng để đảm bảo chân khơng trong bình ngưng từ các khởi động và làm việc của khối. Mỗi tuanbin đặt 2 ejector, 1 ejector làm việc lúc khởi động, 1 ejector chính làm việc liên tục với tuabin. Hơi cung cấp cho ejector được cung cấp từ đường hơi mới, nước ngưng được đưa qua ejector để làm mát. Nước đọng được dồn về bình ngưng.

4.10 Bình gia nhiệt hạ áp.

Tuabin có 4 bình gia nhiệt hạ áp, 3 bình trao đổi nhiệt cao áp, 1 bình trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp (khử khí). Hơi cung cấp cho các bình gia nhiệt này được lấy từ các cửa trích của tuabin. Nước ngưng đi qua các bình gia nhiệt hạ áp nhận nhiệt của hơi trích làm tăng nhiệt độ của nước ngưng. Hơi sau khi gia nhiệt cho nước ngưng thì ngưng thành nước đọng, nước đọng được dồn từ bình gia nhiệt hạ áp 6 tự dồn cấp về số 5, số 4. Từ BGNHA số 6 nước đọng được bơm nước đọng bơm về đường nước ngưng chính. Cịn nước đọng ở bình gia nhiệt số 7 được đưa về bình ngưng.

4.11 Bình khử khí.

Có nhiệm vụ khử các chất khí hịa tan trong nước trước khi vào lò hơi. Nguồn nước đi vào bình khử khí gồm : nước đọng từ các BGNCA, nước đọng từ các BGNHA, nước từ bình GNBS đưa qua. Để cấp hơi cho bình khử khí người ta trích hơi tại cửa trích số 3 đi qua bộ giảm ơn giảm áp. Có một phần hơi từ bình phân ly hơi đưa qua. Nước sau khi đã khử khí được chứa trong bể chứa phía dưới cột khử khí. Lượng nước chứa trong bình chứa có khả năng cung cấp nước cho lò làm việc với phụ tải đặt cực đại trong 5phút Thiết bị khử khí là thiêt bị trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp, nước vào thiết bị khử khí từ trên xuống, hơi đi từ dưới lên. Làm việc với áp śt 6bar. Các dịng nước có nhiệt độ khác nhau được đưa vào thiết bị khử khí phân phối theo độ cao cuẩ khử khí, nước có nhiệt độ thấp đưa vào phía trên cao và cứ hạ xuống theo độ tăng dần nhiệt độ của nước. Có đường xả tự động để xả nước lúc mức nước ở bình chứa lớn hơn quy định. Phía trên có đặt van xả khí khơng ngưng ra ngồi trời và van an tồn

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN CÁCH bố TRÍ tổ máy CHO NHÀ máy NHIỆT điện CHU TRÌNH hỗn hợp (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)