Khu Bảo tồn TNVH ĐNlà khu vực chứa đựng nhiều giá trị tự nhiên rất lớn, là nguồn gen của vùng rừng miền Đông Nam Bộ. Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên trong khu vực này đó là hệ sinh thái rừng cây họ Dầu trên vùng địa hình đồi bán bình nguyên và các loài thực vật quý hiếm khác. Nơi đây cũng là nơi cư trú của các loài động vật. Trong thành phần loài có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như Vượn đen má vàng, Gấu chó, Báo gấm, Bò tót, Voi,... Trong Chương trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn (WWF, 2001), Khu Bảo tồn TNVH ĐNđược xác định thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực SA5- lưu vực sông Đồng Nai).
Từ năm 1997, khi tỉnh Đồng Nai có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng với trọng tâm là bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực.
Những hoạt động bảo tồn chính trong thời gian qua như sau:
Thực hiện dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến khu Đ: Mục tiêu của dự án là góp phần nâng cao số lượng, chất lượng rừng và đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn gien, bảo tồn các loài cây gỗ lớn có giá trị, tiêu biểu của vùng chiến khu Đ nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung, tôn tạo cảnh quan di tích lịch sử chiến khu Đ và góp phần bảo vệ môi trường, góp phần ổn định đời sống nhân dân ở vùng rừng.
Kết quả thực hiện dự án điều tra, xây dựng danh lục và tiêu bản động vật, thực vật rừng là cơ sở khoa học quan trọng cho các chương trình Bảo tồn, quản lý, giám sát về đa dạng sinh học. Dự án nâng cao năng lực quản lý, giám sát bảo tồn đa dạng sinh học do Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF) tài trợ, gồm 2 giai đoạn từ năm 2008 –
Trang 22
2011. Các mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao năng lực, quản lý, giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ, nhân viên Khu Bảo tồn TNVH ĐNtrong các hoạt động bảo vệ và quản lý; Thực hiện các hoạt động quản lý tài nguyên động- thực vật rừng, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư, tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc lập kế hoạch quản lý để giảm thiểu các hoạt động bất lợi của con người, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và công tác quản lý bảo tồn.
Khu Bảo tồn TNVH ĐNcó nhiều tiềm năng phát triển du lịch, khu vực này đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch là điểm du lịch quốc gia và thuộc vùng vùng phát triển du lịch khu vực thành phố Hồ Chí Minh mở rộng. Hiện tại, Khu Bảo tồn TNVH ĐNđang mời gọi đầu tư, liên doanh liên kết phát triển du lịch, khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch sẵn có. Hiện đang phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch lập đề án Quy hoạch phát triển du lịch Khu bảo tồn đến năm 2030 và phối hợp với Đại học Montana (Hoa Kỳ) về phát triển du lịch tại đơn vị. Phối hợp Vườn thú Denver (Hoa Kỳ) thực hiện công tác tuyên truyền bảo tồn voi hoang dã tại tỉnh Đồng Nai. Hợp tác với Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) trong công tác bảo tồn động vật hoang dã; Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai hợp tác với Khu Dự trữ sinh quyển Sakaerat - Thái Lan trong các lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch.
Công tác phòng chống cháy rừng vào mùa khô các năm được thực hiện tốt, không để xảy ra vụ cháy rừng nào gây thiệt hại trên địa bàn. Công tác tuyên truyền cũng rất được chú trọng. Hàng năm, đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khoảng 40 cuộc họp nhằm phổ biến tuyên truyền các văn bản pháp luật, các biện pháp phòng tránh xung đột giữa người và voi để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, thực hiện các hoạt động về giáo dục môi trường tại các trường học, duy trì hoạt động 11 câu lạc bộ Xanh, tập huấn về kỹ năng giáo dục môi trường cho giáo viên phụ trách câu lạc bộ, triển khai Chương trình truyền thông giáo dục môi trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai phát hành và phân phối 5.000 tờ thông điệp truyền thông giới thiệu tính đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn TNVH ĐN.
Trang 23
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết năm 2015 quá khắc nghiệt, lượng mưa trong khu vực ít, mực nước trên các sông, suối xuống thấp. Một số sinh cảnh quan trọng nằm sâu, ven đường trong rừng tự nhiên, đường vào hai di tích, những khu vực mùa khô không còn nước. Với mục đích đảm bảo nguồn nước cho các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài Thú móng guốc và kết hợp về lâu dài phục vụ nhu cầu tham quan của du khách đơn vị đã đề xuất cải tạo, xây dựng các điểm khoáng nhân tạo, bố trí các điểm chứa nước nhân tạo dự trữ trong mùa khô và bổ sung thường xuyên. Kết quả đã xây dựng các hố nước, các điểm bổ sung khoáng và hệ thống 43 cống bi bằng bê tông hình tròn có (đường kính x cao) = 0,9m x 0,5m, bổ sung nước cho thú. Theo ghi nhận của Khu Bảo tồn TNVH ĐNượng Bò tót, Voi và nhiều loài động vật khác đến sử dụng nước, trầm mình ngày càng nhiều.
Kết quả của những hoạt động trên đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học nơi đây đã mang lại kết quả tích cực: động vật hoang dã đã xuất hiện thường xuyên tại các khu vực gần đường giao thông, gần các khu vực có dân cư sinh sống. Các loài thú lớn như Bò tót, Voi rừng,… đã được ghi hình. Về thực vật rừng cũng đang trong quá trình diễn thế theo hướng phục hồi và phát triển. Kết quả kiểm kê cho thấy rừng non đang được phục hồi, diện tích đất trống giảm mạnh do một số diện tích đã được đưa vào trồng rừng và một số khác tự phục hồi thành rừng. Tình hình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng diễn ra rất mạnh, mật độ cây tái sinh tự nhiên cao và phong phú về tổ thành loài, trong đó có cả các loài cây gỗ lớn đặc hữu như: Gõ, Sao, Dầu…
Trang 24
Bước đầu đã điều tra ghi nhận được 12 loài ngoại lai xâm hại gây ảnh hưởng đến tài nguyên đa dạng sinh học trong Khu Bảo tồn TNVH ĐNgồm: 05 loài thực vật, 05 loài cá, 01 loài lưỡng cư - bò sát và 01 loài động vật không xương sống, cụ thể:Mai dương - Mimosa pigra; Trinh nữ móc - Mimosa diplotricha; Cỏ lào -
Chromolaena odorata; Bèo tây - Eichhornia crassipes; Bông ổi - Lantana camara;
Ốc bươu vàng - Pomacea canaliculata; Rùa tai đỏ - Trachemys scripta subs.elegans; Cá Tỳ bà Hypostomus punctatus, trong đó đặc biệt là cây Mai dương. Hiện nay, Khu bảo tồn đang thực hiện Dự án “Kiểm soát và ngăn ngừa sự xâm lấn của cây Mai dương tại khu vực hồ Trị An” theo Công văn số 4433/UBND-CNN, ngày 26/5/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai.