Việc thực thi pháp luật về đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn TNVH ĐNcòn gặp khó khăn do có nhiều văn bản cũng quy định về một vấn đề trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Chẳng hạn với loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì việc cấp phép khai thác do Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật đa dạng sinh học) nhưng cũng với loài này mà đồng thời thuộc Danh mục của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP) thì thẩm quyền cấp phép thuộc về Chi cục kiểm lâm địa phương; Hoặc việc xử lý vi phạm pháp luật có sự khác biệt đôi với loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, và loài nguy cấp, quý, hiếm…. Do vậy, việc thực thi pháp luật còn gặp khó khăn do thiếu sự thống nhất, gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm.
Bất cập trong việc quản lý các hệ sinh thái, loài và nguồn gene. Cùng là một đối tượng bảo tồn như Khu Bảo tồn TNVH ĐNi lại bị chi phối bởi nhiều bộ luật quản lý như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật đa dang sinh học…khiến cho trong quá trình thực thi gặp nhiều trở ngại. Chẳng hạn: “Khu bảo tồn Đất ngập nước” theo Luật đa dang sinh học và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dang sinh học, thì trong quy định của Luật Thủy sản là “Khu bảo tồn vùng nước nội địa”, do không thống nhất tên gọi gây nên sự trùng chéo trong quản lý.
Trang 25
Đồng Nai ngày một gia tăng, đàn voi rừng đã gây nhiều thiệt hại về hoa màu và tài sản của người dân trong khu vực và đặc biệt đã xảy ra vụ việc voi quật chết người vào tháng 11 năm 2010 tại địa bàn xã Thanh Sơn, huyện Định Quán. Ngoài ra, tại Khu Bảo tồn TNVH ĐNcũng đã xảy ra một số vụ voi rừng bị chết chưa rõ nguyên nhân.
Cư dân nơi đây sống lâu đời bằng nghề nông nên áp lực đất sản xuất là rất lớn mặc dù đã được truyền thông tuyên truyền về bảo vệ thiên nhiên nhưng không thể tránh khỏi tình trạng đốt rừng làm rẫy, sắn bắn thú rừng,.. Bên cạnh đó, tập quán sử dụng các sản phẩm từ động vật rừng, động vật hoang dã (chẳng hạn như cheo, cầy, sóc, rồng đất, các loại rắn) cũng ảnh hưởng đến số lượng các loài động vật trong Khu Bảo tồn TNVH ĐN.
Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm đối vớiKhu Bảo tồn TNVH ĐN. Chẳng hạn: cây Mai Dương (Mimosa pigra) đã làm thay đổi sinh cảnh của một số vùng đất ngập nước, hạn chế hoạt động và sinh cảnh sống của các loài chim nước và ngăn cản các loài thú tiếp cận nguồn nước, đặc biệt là trong mùa khô tại đây.
Diện tích Khu Bảo tồn TNVH ĐNquá lớn, trong khi lực lượng lại mỏng dẫn đến việc quản lý và bảo vệ tài nguyên của nơi đây còn hạn chế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Khu Bảo tồn TNVH ĐN là nơi nổi tiếng với di tích lịch sử Chiến khu Đ, một trong những khu bảo tồn có đa dạng sinh học phong phú, trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm, thảm thực vật rừng đang phục hồi là nơi cư trú của nhiều loài động vật; cư dân trong vùng đa phần có ý thức bảo vệ thiên nhiên góp phần quan trọng trong việc cân bằng sinh học, công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh nhà. Đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn TNVH ĐN có giá trị hết sức to lớn đối với con người, là nguồn tư liệu quý đối với việc học tập và nghiên cứu. Do đó cần phải bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn TNVH ĐN.
Kiến nghị
Trang 26
điều kiện thực thi đúng, đủ quy định có liên quan đến hoặc động bảo vệ đa dạng sinh học.
Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực công tác cho cán bộ làm nhiệm vụ quản lý rừng.
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học,tuyên truyền sâu rộng đến người dân sinh sống trong khu vực có rừng để họ nhận thức được vai trò của rừng, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho cư dân sinh sống trong Khu Bảo tồn TNVH ĐN để họ an cư – lạc nghiệp để tránh tình trạng săn bắn động vật rừng, đốt rừng làm rẫy, khai thác các loại gỗ quý hiếm.
Xử lý nghiêm hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, động vật quý hiếm làm cơ sở răn đe cho mọi người.
Tăng cường việc phát hiện và thả các loài động vật quý hiếm, hoang dã về môi trường tự nhiên.
Trang 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đa dạng sinh học 2008.
2. Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, 2017. Báo cáo rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Đa dạng sinh học 2008.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, 2013. Báo cáo chuyên đề tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, 2017. Báo cáo tổng hợp về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
5. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, 2017. Báo cáo kết quả thực hiện Luật Đa dạng sinh học năm 2008.
7. Sinh vật rừng Việt Nam: http://www.vncreatures.net/hinhanh.php?loai=2
8. Hình ảnh động thực vật rừng tại Khu Bảo tồn TNVH ĐN
http://dongnaireserve.org.vn/tintucsukien/tabid/175/language/vi- VN/Default.aspx
1
2
4
4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỘNG – THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI
Bò tót Chà vá chân đen Khỉ mặt đỏ
4
Gấu chó Báo Hoa Mai Rắn Hổ mang chúa
4
Cá ét mọi Cá he đỏ Cá duồng
4