Tổng quan về dự báo tổ hợp ở trong và ngoài n−ớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm dự báo mưa lớn ở Việt Nam bằng mô hình MM5 (Trang 64 - 65)

M −a lớn kéo dà

a) b) c) d)

3.1.2. Tổng quan về dự báo tổ hợp ở trong và ngoài n−ớc

Ngoài n−ớc

Hệ thống dự báo tổ hợp của NCEP. Tại NCEP, hệ thống dự báo tổ hợp hạn ngắn (SREF) đã đ−ợc đ−a vào sử dụng từ năm 2001. Tháng 9/2003, NCEP đã thêm vào thành phần ETA-KF (mô hình dự báo ETA với sơ đồ tham số hóa đối l−u KF) và đ−a tổng số các dự báo thành phần lên 15. Hai thành phần tr−ớc đó là ETA-BMJ (mô hình dự báo ETA với sơ đồ tham số hóa đối l−u BMJ) và mô hình RMSM. Mỗi mô hình dự báo t−ơng ứng với 5 tr−ờng đầu vào khác nhau đ−ợc tạo ra bằng ph−ơng pháp lọc Kalrman. Các chuyên gia của NCEP đã chỉ ra rằng dự báo tổ hợp đa vật lý (với các sơ đồ tham số hóa vật lý khác nhau) là quan trọng nhằm làm tăng tính đa dạng của SREF. Tính đa vật lý đ−ợc thực hiện bằng cách chạy mô hình với rất nhiều các sơ đồ tham số hóa đối l−u và tham số hóa vi vật lý mây khác nhau. Các sản phẩm dự báo của SREF đ−ợc đ−a ra cách nhau 3 giờ và liên tục trong vòng 63 giờ. Gần đây các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng vẫn cần thiết phải thêm vào các thành phần vật lý cho hệ thống tổ hợp. Hệ thống SREF đã đ−ợc phát triển để tạo ra sản phẩm dự báo cho các khu vực khác nhau trên toàn cầu. Thông tin dự báo của SREF đ−ợc gửi tới Cơ quan dự báo nghiệp vụ Mỹ, các Trung tâm dự báo nghiệp vụ địa ph−ơng và các đối t−ợng sử dụng khác nhau.

Dự báo tổ hợp ở Brazil. Mô hình INMET (National Meteorological Institute) của Brazil là một mô hình khu vực và đ−ợc phát triển từ mô hình HRM (High Resolution Model) của Cơ quan Khí t−ợng Liên bang Đức. Mô hình sử dụng các ph−ơng trình cân bằng thủy tĩnh và các ph−ơng trình nguyên thủy với độ phân giải là 25 km với miền dự báo trải rộng qua hầu hết các khu vực Bắc Mỹ. Sản phẩm của mô hình dự báo inmet hiển thị các tr−ờng khí t−ợng nh− là tr−ờng cao không, tr−ờng mực áp suất mặt biển, tr−ờng nhiệt độ, giáng thủy, độ ẩm t−ơng đối và các tr−ờng khí t−ợng khác. Một hệ thông dự báo tổ hợp đã đ−ợc xây dựng trên cơ sở mô hình INMET với cách tạo ra các dự báo thành phần bởi cấy nhiễu vào tr−ờng ban đầu.

Nghiên cứu sử dụng tổ hợp ENKF (Eensemble Kalman Filter) vào mô hình dự báo tổ hợp của Hoa Kỳ. Mô hình MM5 với số điểm l−ới của miền tính là 190 x 120 theo ph−ơng ngang (độ phân giải 30 km) cho 27 lớp theo ph−ơng đứng đã đ−ợc sử dụng để xây dựng hệ thống dự báo tổ hợp bằng cách chọn ngẫu nhiên rối ban đầu đồng thời với việc sử dụng sơ đồ đồng hóa số liệu MM53DVAR. Kết quả của các thử nghiệm đã chỉ ra rằng, hệ thống ENKF cho kết quả dự báo t−ơng đối chính xác các quá trình quy mô vừa, quy mô lớn và không mấy hiệu quả đối với các quá trình quy mô nhỏ.

Hệ thống dự báo tổ hợp của ECMWF. Đây là mô hình dự báo tổ hợp của Châu Âu bao gồm 51 dự báo thành phần. Mô hình chạy hai lần mỗi ngày, sử dụng số liệu mô hình toàn cầu của ECMWF (độ phân giải ngang 80 km). Các dự báo thành phần đ−ợc tạo ra bằng cách cấy vào những nhiễu động nhỏ để nhận đ−ợc những tr−ờng ban đầu khác nhau trong các khu vực khác nhau.

Đài Loan thực hiện từ năm 2000 cho thời kỳ mùa m−a Mei-yu. Hệ thống dự báo tổ hợp gồm 6 dự báo thành phần với các lựa chọn sơ đồ tham số hóa vật lý khác nhau (Bảng 3.1). Các dự báo tổ hợp đ−ợc thực hiện trong ba mùa m−a liên tiếp 2000, 2001 và 2002 và đã chứng minh đ−ợc tính hiệu quả của dự báo tổ hợp. Ngoài ra, thông qua các phân tích, đánh giá sản phẩm dự báo m−a cũng đã xác định đ−ợc hệ thống sơ đồ tham số hóa vật lý tối −u cho mô hình MM5 đối với dự báo m−a ở Đài Loan.

Bảng 3.1. Danh sách các dự báo thành phần trong dự báo tổ hợp ở Đài Loan trên cơ sở mô hình MM5

Sơ đồ tham số hóa sử dụng STT Tên dự báo

thành phần Đối l−u Vi vật lý mây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm dự báo mưa lớn ở Việt Nam bằng mô hình MM5 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)