CHƯƠNG II : MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.4 Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra
Trong nền sản xuất hàng hóa hiện nay, mỗi đơn vị sản xuất muốn tồn tại và phát triển được cần phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì vậy muốn đánh giá hiệu quả kinh tế của đơn vị mình, trước hết cần phải tiêu thụ được sản phẩm của mình. Vấn đề thị trường tiêu thụ là vấn đề mấu chốt đối với mỗi đơn vị và mỗi ngành sản xuất. Nếu sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định sẽ làm cho người dân yên tâm sản xuất hơn.
Đối với thị trường tiêu thụ lạc cho các hộ nông dân trong phường hiện nay vẫn chưa có một thị trường ổn định và tập trung. Nơi đây người nông dân chủ yếu bán cho tư thương và hầu hết là bán tại nhà chiếm khoảng 80- 85 %. Một phần nhỏ lạc được đưa ra chợ bán lẻ cho những người trung gian hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng, một phần lạc được giữ lại tiêu dùng trong gia đình. Do thị trường khơng ổn định và không tập trung nên giá cả là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán nơng dân, vì người dân khơng có thơng tin chính xác về giá cả nên giá bán thường thấp hơn so với giá thị trường hoặc bị tư thương ép giá.
Lạc mang đặc tính của sản phẩm nơng nghiệp nên có sự chênh lệch về giá giữa đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ là rất lớn và vì vậy điều này gây ra thiệt hại cho những gia đình cần vốn đặc biệt là những hộ nghèo.
Bảng 17: Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra
Kênh tiêu thụ Số lượng (kg) Cơ cấu (%) Tổng số 344 100 1. Nơng hộ→Tiêu dùng gia đình 34,4 10 2. Nông hộ→Người tiêu dùng 20,64 6 3. Nông hộ→Tư thương→Người tiêu dùng 288,96 84
Nguồn: Số liệu điều tra
Tổng sản lượng bình quân một hộ trong tổng 45 hộ điều tra được ở 3 đội sản xuất của phường Hương An trong năm 2015 là 344 kg, trong đó mỗi hộ giữ lại tiêu dùng gia đình 34,4 kg chiếm 10 % trong tổng sản lượng thu được. Số lạc bán lẻ tại chợ hoặc trực tiếp cho người tiêu dùng là 20,64 kg chiếm 6 %, còn lại là bán tại nhà cho tư thương chiếm 84 % với sản lượng là 288,96 kg. Trong việc tiêu thụ người sản xuất chưa có được sự chủ động trong việc bán và phụ thuộc rất nhiều vào các tư thương bán buôn, bán lẻ vì thế đã làm cho người canh tác phải chịu sự thua thiệt trong việc thương lượng giá cả làm cho giá trị sản xuất và thu nhập của các nông hộ giảm xuống.
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CANH TÁC LẠC