5. Bố cục đề tài nghiên cứu
4.2.2 Giải pháp về chuyển giao tiến bộ KHKT
Cần áp dụng những khoa học kỹ thuật mới để trồng và chăm sóc cho cây lạc như phủ nilon vào vụ Đông Xuân để nâng cao hiệu quả kinh tế, tránh thất thoát cho người nông dân.
Cuộc cách mạng cải tạo giống cũ thay bằng giống mới có năng suất chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng là rất cần thiết. Các giống lạc mới năng suất cao thì bao giờ cũng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh, mức đầu tư cao. Khi có các giống lạc mới, Chính quyền địa phương cần phải tổ chức huấn luyện chuyên đề cho nông dân ngay để kịp thời áp dụng vào sản xuất, tránh tình trạng nông dân rập khuôn máy móc các khâu sản xuất giống lạc cũ vào cho các giống lạc mới, phổ biến cho nông dân biết một số mô hình thâm canh cây lạc đạt năng suất cao đã thành công mà một số nơi đang áp dụng.
Tăng cường và củng cố hệ thống bảo vệ thực vật các cấp, đặc biệt ở cấp xã, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất...để làm tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo về các loại sâu bệnh hại không chỉ cho lạc mà còn cho những cây trồng khác như rau, cây ăn quả, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kịp thời các biện pháp phòng trừ, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Tăng cường đầu tư các trang bị cần thiết phục vụ cho công tác điều tra dự báo, tiếp nhận, xử lí thông tin và chỉ đạo trong phòng và chống dịch bệnh tại cơ sở.
Nghiên cứu và ban hành quy trình áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế sâu bệnh, an toàn chất lượng sản phẩm cho cây trồng quy hoạch.
Tăng cường công tác quản lý các dịch vụ cung ứng thuốc bảo vệ thực vật trên toàn tỉnh.
Tư vấn cho xã viên các loại thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả cao nhất. Tổ chức các lớp tập huấn KHKT sản xuất thâm canh các giống lạc mới.