của người lãnh đạo.
Trong quá trình xây dựng và nâng cao uy tín của mình , người lãnh đạo cần quan tâm một số vấn đề sau đây:
Không lấy uy tín làm mục đích cuối cùng mà chỉ coi đó là phương tiện cần thiết để đạt mục đích lãnh đạo quản lý.
Lấy chuẩn mực trong phong cách công tác Hồ Chí minh làm định hứong cho quá trình rèn luyện, phấn đấu của người lãnh đạo.
Những nhân tố tâm lý xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và nâng cao uy tìn của người lãnh đạo. Vì lẽ đó người lãnh đạo cần quan tâm thoả đáng đến những vấn đề như: Xây dựng dư luận tập thể, tạo dựng tâm thế và duy trì bầu không khí tập thể thuận lợi cho hoạt động chung của tổ chức.
Ngoài những yếu tố trên người lãnh đạo còn phải chú ý đến kỹ năng, nghệ thuật giao tiếp của bản thân vì đó là phương tiện rất quan trọng để người lãnh đạo thiết lập, điều khiển các quan hệ của mình và thực hiện những tác động giáo dục tư tưởng chính trị trong tổ chức .
1.Khái niệm:
Theo nghĩa rộng nhất, uy tín được hiểu theo hai khía cạnh sau đây; - Quyền lực và sự tín nhiệm
- Ảnh hưởng tới người khác, được người đó tôn trọng và khâm phục
Hiểu một cách khái quát, uy tín là ảnh hưởng của quyền lực và sức mạnh tinh thần của một cá nhân, một nhóm người đến các cá nhân khác khiến họ tin tưởng, nể phục mà tuân theo các yêu cầu của cá nhân và nhóm xã hội.
Uy tín của người lãnh đạo là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố quyền lực và sự tín nhiệm, thiếu một trong hai yếu tố đó sẽ không có uy tín
Như vậy, uy tín của người lãnh đạo là sự ảnh hưởng của quyền uy và sức mạnh tinh thần của của người lãnh đạo đối với cấp dưới khiến cấp dưới tin tưởng, cảm phục và tuân theo các quyết định của người lãnh đạo.
Uy tín của người lãnh đạo, quản lý là sự thống nhất giữa những điều kiện khách quan với những nhân tố chủ quan.
Khách quan: Người lãnh đạo, quản lý nào cũng có một chức vụ quyền hạn và một trọng trách trong nhất định do tổ chức giao phó. Chế độ mới, uy tín của Đảng và nhà nước ta là điều kiện khách quan gắn bó mật thiết vời người lãnh đạo, là điều kiện quan trọng để lập uy tín cũa họ.
Chủ quan: Những phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo trong trường hợp tương xứng với các yêu cầu, chức vụ mà họ đảm nhiệm. Ngược lại khi không có sự tương xứng này thì người lãnh đạo khó có thể xác lập được điều kiện cần thiết.
Khi phân tích uy tín của người lãnh đạo, cần chú ý tới các nhân tố tâm lý- xã hội khác có liên quan, như tâm thế của mọi người đối với người lãnh đạo, dư luận tập thể, bầu không khí đạo đức ở tập thể cơ quan, xí nghiệp; các quá trình thích nghi giao tiếp, cảm hoá, thuyết phục và bắt chước lẫn nhau trong từng đơn vị và tổ chức khác nhau.
2. Phân loại và biểu hiện của uy tín người lãnh đạo.
Thông thường người ta chia uy tín ra thành 2 loại: uy tín đích thực và uy tín giả danh. Trong thực tiễn quản lý, lãnh đạo, dư luận, cách nhận xét của quần chúng cũng theo chiều hướng phân loại như vậy.
Uy tín đích thực là sự kết hợp một cách đặc biệt khách quan giữa những phẩm chất tư tưởng, chính trị, tâm lý đạo đức của người lãnh đạo, uy tín đích thực hình thành và phát triển thông qua hoạt động giao lưu của chủ thể và khách thể trong quản lý, lãnh đạo nhằm tích cực hoá quá trình đó
Uy tín đích thực được biểu hiện qua cơ sở sau đây:
- Người lãnh đạo luôn luôn đứng vững trên cương vị của mình. Trong hoạt động, trong cuộc sống cấp trên tín nhiệm cấp duới kính phục, tin tưởng phục tùng tự nguyện, đồng nghiệp ngưỡng mộ, ca ngợi.
- Những thông tin có liên quan đến việc quản lý lãnh đạo đều được chuyển đến đấy đủ, chính xác kịp thời cho người lãnh đạo
- Những quyết định quản lý đưa ra được cấp dưới thực hiện tự giác, nghiêm túc dù bất cứ dưới hình thức nào,
- Dù người lãnh đạo, quản lý vắng mặt ở cơ quan, đơn vị nhưng công việc vẫn tiến hành bình thường và mọi người vẫn mong đợi sự có mặt của người lãnh đao quản lý
- Dư luận quần chúng luôn đánh giá tốt người lãnh đạo.
- Kẻ thù, những người đối lập, những đối thủ có tầm cỡ tỏ ra kính nể, run sợ thậm chí khâm phục
- Người lãnh đạo luôn luôn có tâm trạng nhiệt tình, thoái mái trong công việc, có hiệu quả hoạt động rõ rệt. Hiệu quả này không chỉ ở mặt kinh tế- xã hội mà còn thể hiện trong sự đi lê, phát triển của tổ chức, của mỗi thành viên trong đơn vị.
- Những việc riêng của người lãnh đạo quản lý được mọi người quan tâmvới thái độ thiện chí và đúng mức.
- Khi người lãnh đạo chuyển sang công tác khác hoặc nghỉ hưu mọi người luyến tiếc, ngưỡng mộ, ca ngợi. Hình ảnh người lãnh đạo còn lưu lại trong mỗi thành viên.
b) Uy tín giả tạo:
- Uy tín giả danh dựa trên sự trấn áp bằng quyền lực:
Đây là trường hợp mà một số ngươi lãnh đạo dùng cách chứng tỏ cho cấp dưới thấy rõ uy thế quyền hạn của mình, và giữ cho cấp dưới luôn ở tình
Loại uy tín này rất tai hại vì nó không chỉ làm giảm hiệu quả lao động mà còn làm cho bầu không khí tâm lý trong cơ quan căng thẳng. Đố kỵ thiếu tin tưởng lẫn nhau. Mặt khác nó cũng làm mất đi tính độc lập sáng tạo của mọi người, tạo điều kiện cho một số kẻ xu nịnh xuất hiện.
- Uy tín giả danh dựa trên khoảng cách:
Loại uy tín này biểu hiện ở chỗ người lãnh đạo luôn tạo ra một sự cách biệt rõ ràng trong quan hệ với mọi người; đứng từ xa để chỉ đạo tránh tiếp xúc với nhân viên, muốn tỏ ra khó gần gũi và có chút ít gì bí ẩn. Họ sợ gần mọi người sẽ lộ tẩy những nhược điểm, non kém của bản thân. Loại người lãnh đạo này họ tự tách mình ra khỏi tập thể; không đi sâu sát thực tiễn nên dễ có quyết định sai lầm.
- Uy tín kiểu gia trưởng trịnh thượng:
Là kiểu người lãnh đạo luôn có thái độ trịnh thượng, nhiều khi dẫn đến coi thường mọi người, chỉ cho mình là giỏi giang thông minh nhất, bằng vẻ mặt, tư thế, cách làm ra vẻ quan trọng để đề cao mình, hạ thấp cấp dưới. Kiểu người lãnh đạo này thường dẫn đến phong cách lãnh đạo độc đoán, họ luôn tìm cách đẩy người mà họ không ưa kể cả những người có tài ra khỏi cơ quan. Họ muốn cấp dưới phục tùng một cách tuyết đối . Đây là kiểu người lãnh đạo rất khó tiếp nhận sự phê bình.
- Uy tín kiểu dân chủ giả hiệu:
Đây là kiểu người lãnh đạo bề ngoài tỏ ra dân chủ song thực chất là mỵ dân. Họ gây uy tín bằng cách tỏ vẻ hoà nhập với mọi người, mọi việc họ đều đưa ra bàn bạc, xin ý kiến song thực chất vẫn quyết theo ý mình. Kiếu tạo dựng uy tín này sẽ mất đi ý nghĩa của nguyên tắc dân chủ, mất đi tính sáng tạo của quần chúng.
- Uy tín kiểu công thần:
Đó là người lãnh đạo luôn lấy thành tích cũ của mình để thông báo, để tự ca ngợi mình. Họ muốn mọi người coi họ là mẫu mực lý tưởng. Đó là những người hoài cổ, thiếu học hỏi và đổi mới. Rất có thể trước đây họ có uy tín song hiện nay, do cương vị mới đòi hỏi họ phải tự hoàn thiện mình, song họ không muốn làm như vậy mà bằng cách duy nhất là công thần để củng cố địa vị.
Loại uy tín này thường có ở người lãnh đạo luôn muốn tỏ ra mình là một người thầy, người am hiểu nhất. Trong quan hệ với mọi người họ luôn nhồi nhét ra vẻ dạy khôn mọi người. Đây là kiểu uy tín giả danh theo kiểu thông thái rởm, tự tô vẻ đề cao mình.
- uy tín giả danh do mượn ô dù cấp trên.
Loại uy tín này ở những người luôn luôn mượn lợi cấp trên để trấn áp hoặc tạo ra mọi người tưởng mình là người gần gũi, được cấp trên tin tưởng. Trong bất kỳ trường hợp nào họ họ cũng khoe đã được gặp gỡ cấp trên hay được cấp trên tiết lộ cho biết một bí mật quan trọng nào đó. Thông thường họ là những người theo sát cấp trên để được cấp trên bổ nhiệm, lấy uy thế của cấp trên và quan hệ cấp trên đối với mình để xây dựng uy tín.
3. Con đường và biện pháp nâng cao uy tín người lành đạo.a) Những con đường cơ bản: a) Những con đường cơ bản:
- Tự phấn đấu rèn luyện.
Đây là con đường cơ bản nhất để tự nâng cao uy tín của mình. Tự phấn đấu rèn luyện có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
+ Duy trì hứng thú khát vọng và ý chí lãnh đạo để phục vụ tổ chức, phục vụ con người và xã hội.Không được lấy uy tín làm mục đích mà phải coi đó phương tiện, là điều kiện để thực hiện mục đích lãnh đạo, quản lý.
+ Thường xuyên kiểm tra , tự phê bình
- Giữ vững và nâng cao uy tín qua các mối quan hệ.
Người lãnh đạo không chỉ tổ chức và vận hành các quan hệ trong tổ chức của mình mà còn tham gia các mối quan hệ đó. Uy tín gắn liền với những giá trị của họ. Những giá trị này được được đánh gái thông qua người khác. Như vậy thộng qua mối quan hệ đây cũng là con đường để nâng cao uy tín người lãnh đạo. Các biện pháp thực hiện con đường này bao gồm:
+ Quan hệ với mọi người khiêm tốn và có nguyên tắc. + Chân thành và gần gũi với quần chúng
+ Quan hệ đúng mực với cấp trên và đồng nghiệp.
Dân chủ công khai trong việc đề bạt kỷ luật cán vộ, có ý kiến độc lập trong quyết định của cá nhân và dám chịu trách nhiệm , không né tránh và đổ trách nhiệm cho người khác.
b) Những điểm cần chú ý trong quá trình xây dựng và nâng cao uy tíncủa người lãnh đạo. của người lãnh đạo.
Trong quá trình xây dựng và nâng cao uy tín của mình , người lãnh đạo cần quan tâm một số vấn đề sau đây:
Không lấy uy tín làm mục đích cuối cùng mà chỉ coi đó là phương tiện cần thiết để đạt mục đích lãnh đạo quản lý.
Lấy chuẩn mực trong phong cách công tác Hồ Chí minh làm định hứong cho quá trình rèn luyện, phấn đấu của người lãnh đạo.
Những nhân tố tâm lý xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và nâng cao uy tìn của người lãnh đạo. Vì lẽ đó người lãnh đạo cần quan tâm thoả đáng đến những vấn đề như: Xây dựng dư luận tập thể, tạo dựng tâm thế và duy trì bầu không khí tập thể thuận lợi cho hoạt động chung của tổ chức.
Ngoài những yếu tố trên người lãnh đạo còn phải chú ý đến kỹ năng, nghệ thuật giao tiếp của bản thân vì đó là phương tiện rất quan trọng để người lãnh đạo thiết lập, điều khiển các quan hệ của mình và thực hiện những tác động giáo dục tư tưởng chính trị trong tổ chức .
Câu 24: Phonh cách lãnh đạo là gì? Nêu các loại phong cách lãnh đạo, ưu và nhược điểm của từng loại phong cách?
1.Khái niệm phong cách lãnh đạo. + Phong cách:
“Phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự, tạo nên cái riêng của mọt người hay là một loại người nào đó”
Bản chất của phong cách là hệ thống những phương pháp, thủ thuật, kiểu nhận thức, phản ứng, hành động tương đối ổn định của cá nhân trong họat động, chúng qui định sự khác biệt của cá nhân. Nó giúp cá nhân thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển
Chẳng hạn trong hoạt động quản lý: việc sử dụng thường xuyên những nguyên tắc, phương pháp quản lý của một chủ thể quản lý nào đó tạo ra phong cách quản lý của chủ thể đó.
+ Phong cách lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo và phong cách làm việc là hai khái niệm khác nhau. Phong cách làm việc là nói đến cả người thừa hành và người lãnh đạo.
Còn phong cách lãnh đạo có liên quan đến người lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương pháp, phương tiện lãnh đạo quen thuộc, ổn định đặc trưng cho người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là tổng hoà những quan niệm, cách thức tiến hành hoạt động quản lý, lãnh đạo được thực hiện thường xuyên tạo thành nét riêng biệt giữa từng cá nhân người lãnh đạo hay từng kiểu người lãnh đạo.
Những dấu cơ bản cần chú ý khi xem xét khái niệm phong cách lãnh đạo;
+ Phong cách lãnh đạo phải được thể hiện quan niệm của người lãnh đạo về hoạt động quản lý.
+ Phong cách lãnh đạo bao hàm nhiều phương pháp lề lối làm việc được lặp lại ở người lãnh đạo .
+ Phong cách lãnh đạo được thể hiện qua hệ thống hành vi của người lãnh đạo, trong việc sử dụng những quyền hạn, quyền lực, tri thức và trách nhiệm của mình để thực hiện vai trò của bản thân.
+ Phong cách lãnh đạo được bộc lộ và chi phối của yếu tố môi trường (động thái của tổ chức, đặc điểm cấp dưới, và những thành viên trong tổ chức) .
+ Phong cách lãnh đạo luôn gắn liền với tính lịch sử, tình giai cấp, gắn liền với hệ tư tưởng - đạo đức và thể chế chính trị cũng như tâm lý xã hội và truyền thống dân tộc.
Khi nghiên cứu phong cách lãnh đạo cần có sự phân biệt một số khái niệm liên quan:
- Khái niệm tác phong lãnh đạo. Tác phong là sự thể hiện của phong cách
trong hoạt động hàng ngày của người lãnh đạo, tác phong là lối làm việc sinh hoạt hàng ngày của mỗi người và thể hiện tính cá nhân cao hơn. Tác phong là một bộ phận của phong cách.
- Khái niệm về phương pháp lãnh đạo:
Phương pháp lãnh đạo là tập hợp cách thức con đường thực hiện sự tác động của lãnh đạo đến đối tượng của mình. Cách thức con đường này gắn liền với đối tượng, khách thể mà con người tác động. Phong cách được thể hiện thông qua những phương pháp cụ thể và ngược lại phương pháp góp phần hình thành phong cách. Nói cách khác phương pháp góp phần hình thành và phương tiện để hình thành phong cách.
- Khái niệm tư cách lãnh đạo :
Tư cách là cách ứng xử, biểu hiện phẩm chất đạo đức của một người phù hợp với những yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với một cá nhân cụ thể để cá nhân đó có thể được nhậ vị trí, thực hiện mốt vai trò nào đó. Theo cách hiểu đó tư cách, tư cách gắn liền với tích cách nói riêng, nhân cách nói chung của cá nhân. Vì vậy tư cách là thành phần không thể thiếu được trong phong cách, tư cách tốt mới có phong cách tốt và ngược.