Thứ nhất : các nhóm yếu tố này trước hết là nhân cách người lãnh đạo, quản lý
Phải có năng lực và phẩm chất tương xứng với chức vụ được giao để thực thi quyền lực và hoàn thành nhiệm vụ
Thứ hai là phong cách quản lý có liên quan đến uy tín người lãnh đạo Thứ ba: Phải có sự tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của quần chúng và cấp dưới, từ đó mà có phạm vi ảnh hưởng và hoạt động sâu rộng, tương xứng với chức vụ được giao và phẩm chất và năng lực vốn có. Đây không phải là yếu tố hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan nhưng nó có vai trò tiền đề
quan trọng, có tính chất quyết định từ khách thể của hoạt dộng quản lý để người lãnh đạo quản lý giữ gìn và cũng cố uy tín của mình
Thứ tư : Người lãnh đạo quản lý luôn có ý thức đề cao tự phê bình và phê bình. Đây là yếu tố quyết định việc điều chỉnh và khôi phục và nâng cao uy tín người lãnh đạo.
Ngoài ra còn có các yếu tố
- Sự đánh giá cao của cấp trên, sự khâm phục ủng hộ của bạn bè, đồng nghiệp có ảnh hưởng làm tăng thêm uy tín, vững vàng thêm uy tín..
- Phải có dáng bề ngoài thích hợp với chức vụ và quyền hạn được giao, có phong cách làm việc, sinh hoạt gương mẫu thu hút được sự chú ý và niềm tin của của mọi người.
Cần làm rõ mối quan hệ giữa uy tín cá nhân người lãnh đạo với uy tín của tổ chức mà người đó là đại diện. Chính uy tín của Đảng, nhà nước hay của đoàn thể là tiền đề và chuẩn bị uy tìn của mỗi người lãnh đạo, ngược lại uy tín của từng người lãnh đạo là cơ sở để củng cố và nâng cao uy tín của Đảng, nhà nước các đoàn thể và các tổ chức.Nếu uy tín của nhiều cán bộ giảm sút thì tất yếu sẽ làm giảm sút uy tín của của Đảng, nhà nước, các đoàn thể và tổ chức tương ứng của họ..
Trên cơ sở đó ta khẳng định: rằng uy tín lãnh đạo quản lý là một hiện tượng tâm lý xã hội. Đó không chỉ là phẩm chất riêng của mỗi chủ thể, của mỗi cá nhân đó là sự phản ánh thực chất các mối quan hệ xã hội. Đó là tài sản chung của tổ chức, đơn vị, là sự đánh giá và xác nhận quần chúng đối nvới quyền lực lãnh đạo.