Kết luận chươn g1

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu phát triển bộ lọc hốc cộng hưởng đồng trục siêu cao tần (Trang 46 - 47)

Chương 1 đã trình bày tổng quan về các thông số và các yêu cầu cơ bản để tạo nên một bộ lọc. Phương pháp thiết kế bắt đầu từ bộ lọc thông thấp sau đó chuyển sang bộ lọc thông dải, tiếp đến áp dụng tính toán các thông số của bộ lọc thông dải với cấu trúc hốc cộng hưởng như bậc của bộ lọc, hệ số Q không tải, … và tạo nên ma trận ghép nối. Từ ma trận ghép nối, lựa chọn công nghệ cấu trúc bộ lọc, thực hiện từng bước thiết kế: Thiết kế một hốc đơn, các đường tiếp điện cho bộ lọc, xây dựng cấu trúc ghép giữa 2 hốc kề nhau hoặc tính toán để dựng các điểm không của hàm truyền cho bộ lọc. Sau khi thiết kế được từng bộ lọc hoàn thiện, cần thực hiện tối ưu tinh chỉnh bộ lọc sao cho sau mô phỏng bộ lọc phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật chính như dải tần hoạt động, độ suy hao trong dải thông, độ dốc của đặc tuyến truyền đạt, độ gợn trong dải thông, độ tổn hao do phản xạ trong dải thông. Việc phân tích, thiết kế bộ lọc hốc cộng hưởng có cấu trúc hốc dạng đồng trục sẽ được phân tích, đánh giá. Ví dụ về thiết kế bộ lọc và bộ Duplexer áp dụng quy trình ở trên cũng được mô tả, trình bày cụ thể trong Chương 2.

30

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH HÓA VÀ CẤU TRÚC BỘ LỌC HỐC CỘNG HƯỞNG ĐỒNG TRỤC SIÊU CAO TẦN

Nội dung Chương 2 trình bày kết quả nghiên cứu về cấu trúc và mô hình hóa bộ lọc hốc cộng hưởng đồng trục siêu cao tần. Từ kết quả mô hình hóa tương đương của hốc đơn, các cấu trúc ghép, cấu trúc tiếp điện, kết hợp với bộ quy trình đã trình bày trong Chương 1 để thực hiện thiết kế bộ lọc hốc cộng hưởng thực tế. Trong Chương 2 cũng trình bày về thiết kế về bộ Duplexer, chế tạo thử nghiệm, đo đạc và đánh giá nhằm kiểm nghiệm lại các nghiên cứu lý thuyết. Các thiết kế này tập trung vào ứng dụng trong trạm thu phát sóng di động 4G.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu phát triển bộ lọc hốc cộng hưởng đồng trục siêu cao tần (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)