Hội đồng Phát triển ngành cơ khí TP.HCM đang dự thảo Chương trình phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành cơ khí – tự động hóa Thành phố giai đoạn 2020-2030; và giao cho

Một phần của tài liệu MT-JAN (Trang 27 - 28)

nghiệp và sản phẩm ngành cơ khí – tự động hóa Thành phố giai đoạn 2020-2030; và giao cho Hội Doanh nghiệp Cơ khí điện TP.HCM (HAMEE) chủ trì chương trình Made By Vietnam.

Vận động UBND TP.HCM có chương trình hỗ trợ ngân sách tiếp cận công nghệ và chính sách kích cầu cho doanh nghiệp mua Máy Made by Vietnam, thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp hội viên HAMEE, tạo đầu ra cho các doanh nghiệp này; Tiết kiệm chi phí, kiểm soát chất lượng, tối ưu nguồn lực và lợi nhuận, phát triển khách hàng tiềm năng cho hội viên HAMEE; Nâng cao năng lực doanh nghiệp, đổi mới công nghệ & kỹ thuật sản xuất hiện tại bằng các giải pháp tự động hóa, thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp hội viên, phát triển khách hàng tiềm năng cho hội viên HAMEE.

Theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ, Sở Công Thương TP.HCM, từ đầu năm, trung tâm này đã nhận được danh mục gần 450 linh kiện, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của 14 doanh nghiệp FDI cần tìm kiếm nhà cung ứng. “Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Samsung, Mer-

Machine market topicChuyên đề thị trường máy móc Chuyên đề thị trường máy móc

cedes-Benz, Panasonic, Techtronic Tools, Sankitech... Đã có hơn 100 doanh nghiệp được chọn để kết nối với doanh nghiệp FDI”, bà Oanh cho biết.

Tuy nhiên, với năng lực hiện tại, các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được vị trí nhà cung ứng cấp 3 hoặc cấp 4. Lý do mà các doanh nghiệp trong nước chưa thể tham gia vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu là quy mô sản xuất nhỏ, trình độ quản trị hạn chế, sản phẩm bị lỗi nhiều. Ngoài ra, với nhiều hạng mục hoàn thiện, doanh nghiệp Việt Nam phải gửi sang Thái Lan, Trung Quốc gia công rồi gửi về, khiến chi phí tăng cao.

Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp nêu ý kiến rằng, việc gia nhập chuỗi cung ứng phải bắt đầu từ thấp lên cao, khởi đầu với vị trí nhà cung ứng cấp 3 hoặc 4 đã là khả quan. Vấn đề còn lại là cần chủ động tìm đến những nguồn lực hỗ trợ có sẵn từ phía các cơ quan chức năng, cũng như doanh nghiệp FDI để nâng cao năng lực cung ứng của mình.

Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên đã tận dụng chính sách hỗ trợ vốn vay tương ứng 85%/tổng giá trị đầu tư, lãi suất vay ưu đãi 7 năm để chuyển đổi dây chuyền sản xuất. Hiện Công ty đã vươn lên trở thành nhà cung ứng cấp 1 trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu cho Samsung. Trung bình mỗi năm, Công ty cung ứng hơn 200 loại sản phẩm với tối thiểu 20 triệu linh kiện cho đối tác Hàn Quốc.

Đại diện Canon Việt Nam, cho biết Công ty luôn tìm kiếm nhà cung cấp Việt Nam. Hiện Canon có 59 nhóm linh kiện cần nội địa hóa và luôn đăng tải trên website của doanh nghiệp. “Ở Việt Nam, các nhà cung cấp nội địa mới chủ yếu cung cấp nhựa, bao bì đóng gói, linh kiện in ấn... trong

khi một máy in có gần 400 linh kiện và nhiều chủng loại khác nhau. Chúng tôi đang tìm kiếm thêm nhưng đối tác mới vẫn chỉ là nhà cung cấp linh kiện nhựa”, bà Thu Huyền cho biết.

Theo đại diện Samsung Việt Nam, việc thay đổi công nghệ, dây chuyền với doanh nghiệp Việt Nam là điều vô cùng khó khăn. Trừ khi có rất nhiều vốn, Samsung khuyến khích và khuyên doanh nghiệp nên nỗ lực trong các mảng khác, đặc biệt là nghiên cứu và phát triển (R&D). “Chi phí R&D của doanh nghiệp Việt Nam rất thấp, trung bình chỉ khoảng 0,2-0,3% doanh thu. Ví dụ, cùng 1 con ốc, nay doanh nghiệp bán 1 đồng, sang năm chỉ bán được 0,8 đồng thôi hoặc đạt chất lượng tốt hơn nhưng vẫn không nâng được giá”, đại diện Samsung phân tích.

Mới đây, Panasonic Vietnam đã công bố kế hoạch dịch chuyển nhà máy từ Thái Lan sang Việt Nam để có thể bắt đầu sản xuất từ khoảng đầu năm sau. Ông Marukawa Yoichi, Tổng Giám đốc Panasonic Vietnam, nhận định: “Chúng tôi nghĩ rằng, Việt Nam đang ở một hoàn cảnh hoàn hảo để thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp hỗ trợ, đồng thời cải thiện năng lực của ngành logistics. Tỉ lệ nội địa hóa của Panasonic ước tính cho cả Tập đoàn tại Việt Nam vào khoảng 30%”.

Bà Hoàng Thu Thủy, Trưởng Bộ phận Quản lý mua hàng toàn cầu của Panasonic Việt Nam, cho biết hiện danh mục sản phẩm sản xuất tại Việt Nam của Tập đoàn rất đa dạng, bao gồm tivi, tủ lạnh, máy lạnh, đồ điện gia dụng... nên cần rất nhiều linh kiện. Vì vậy, nhu cầu phát triển nhà cung cấp phụ kiện tại chỗ là rất lớn. “Cơ hội cho các nhà cung cấp là như nhau vì Panasonic không phân biệt doanh nghiệp nước ngoài hay trong nước”, bà Thủy khẳng định.

The Project of Made By Vietnam has launched new initiatives and methods of implementation, i.e. cooperation instead of competitiveness and all enterprises move forward together to build up the plan and implementing of the project "Building a production chain of products and spare parts for the industry of automatic machinery and equipment for industries" in the period of 2020 -2030. To do this, a development team will be established to run the project.

The project's objective is to encourage the domestic market using local equipment, components and machinery, creating output for HAMEE member enterprises; link

Một phần của tài liệu MT-JAN (Trang 27 - 28)