IV- ĐỒ GÁ MŨI KHOAN ĐỂ KHOAN LỖ SÂU:
7. Games: (Dùng trò chơi)
1. Matching (Ghép): Hầu hết các bài tập
thường có dạng ghép. Hình thức dễ nhất là ghép hai phần lại với nhau để kiểm tra mức độ hiểu từ của người học, từ kiểm tra nằm trong một cột, cột kia là từ đồng nghiã, trái nghĩa, nghĩa của từ hoặc ghép tranh với từ tương ứng .
Ví dụ: Matching columns A and B
A B
1. transform a. mưu cầu, đuổi theo 2. coordinate b. giả định
3. well – being
c. hữu dụng, thiết thực
4. assume d. mua, tậu, sắm
5. utility e. hộ gia đình 6.
substitutable
f. hãng kinh doanh
7. purchase g. phối hợp sắp xếp, điều phối
8. business firm
h. phúc lợi
9. household i. có thể thay thế 10. pursue k. chuyển đổi, biến đổi,
thay đổi
2. Rub out and remember (Xóa và nhớ từ): Sau khi viết một số từ và nghĩa của chúng
lên bảng giáo viên cho học sinh đọc lại và xoá dần các từ, chỉ để lại nghĩa tiếng Việt. Giáo viên chỉ vào nghĩa tiếng Việt và yêu cầu học sinh đọc từ tiếng Anh. Cho học sinh viết lại từ tiếng Anh bên cạnh nghĩa tiếng Việt của chúng .
3. What and where (Cái gì và ở đâu): Giáo
viên viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nhất định và khoanh tròn chúng. Xoá một từ nhưng không xoá vòng tròn bên ngoài. Cho học sinh lập lại các từ kể cả từ bị xoá. Xoá từ khác tiếp tục cho đến khi xoá hết tất cả các từ chỉ còn lại những khoanh tròn. Cho học sinh lên bảng viết lại các từ vào đúng chỗ cũ.
Trên đây chỉ là một số thủ thuật nhất định để dạy từ vựng hiệu quả giúp học sinh có thể nhớ nhiều từ, nhớ nhanh và nhớ lâu từ đó học sinh sẽ tự tin hơn khi học tiếng Anh.