V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môđun đào tạo nghề; Thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học học
đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu của người học, có thể dạy độc lập hoặc một số mô đun trong 6 mô đun của nghề cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.
Chương trình nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê” gồm 06 mô đun như sau: - Mô đun 01: “Lắp ráp, sửa chữa lưới rê” có thời gian học tập là 88 giờ trong đó có 14 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề về lắp ráp, sửa chữa lưới rê đạt chất lượng và có hiệu quả cao.
- Mô đun 02: “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp” có thời gian học tập là 76 giờ trong đó có 14 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp” đạt chất lượng và có hiệu quả cao.
- Mô đun 03: “Đánh bắt cá hồng bằng lưới rê ba lớp tầng đáy” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho mgười học kiến thức và kỹ năng về nghề lưới rê cá hồng đạt chất lượng và có hiệu quả cao.
- Mô đun 04: “Đánh bắt ghẹ bằng lưới rê cố định tầng đáy” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về nghề lưới rê ghẹ đạt chất lượng và có hiệu quả cao.
- Mô đun 05: “Đánh bắt cá thu, ngừ bằng lưới rê trôi tầng đáy” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về nghề lưới rê cá thu, ngừ đạt chất lượng và có hiệu quả cao.
- Mô đun 06: “Bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch” có thời gian học tập là 68 giờ trong đó có 10 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ
chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24-5-
2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Kiến thức, kỹ năng nghề
1 Lý thuyết nghề Vấn đáp /trắc nghiệm Không quá 60 phút 2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 12 giờ
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm thích hợp, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của nghề đánh bắt hải sản bằng lưới rê để rèn luyện kỹ năng nghề cho người học qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi tham quan các cơ sở đánh bắt hải sản bằng lưới rê có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công.
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
PHỤ LỤC 26
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Vận hành, bảo trì máy tàu cá Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe,
có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Vận hành, Bảo trì máy tàu cá”.
Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Mô tả cấu tạo, trình bày nguyên lý làm việc và cách vận hành, khắc phục sự cố và bảo trì: máy chính, hệ thống điện,... trên tàu cá;
+ Mô tả cấu tạo, trình bày nguyên lý làm việc và cách vận hành, khắc phục sự cố và bảo trì các loại trang thiết bị cơ khí như: máy lái, máy neo, tời, máy bơm, máy khai thác, ... trên tàu cá.
- Kỹ năng:
+ Vận hành, xử lý, khắc phục được một số sự cố và bảo trì: máy chính, hệ thống điện,... trên tàu cá;
+ Phát hiện kịp thời, xử lý, khắc phục được một số sự cố và bảo trì các loại trang thiết bị cơ khí như: máy lái, máy neo, tời, máy bơm, máy khai thác... trên tàu cá.
- Thái độ:
+ Tuân thủ quy định về trách nhiệm của người thợ máy tàu cá và các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
+ Không ngại khó khăn, cẩn thận, ngăn nắp, có ý thức gìn giữ vệ sinh nơi làm việc; + Sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn bạn bè, đồng nghiệp.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Vận hành, Bảo trì máy tàu cá”, người học có khả năng tự vận hành, bảo trì được máy tàu cá của gia đình hoặc của các hợp tác xã đánh cá; người học cũng có thể vận hành, bảo trì được các động cơ diesel tương tự.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kêt thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ + Thời gian học lý thuyết: 100 giờ.
+ Thời gian học thực hành: 340 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP TẬP
Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó Mã MĐ Tên mô đun đào tạo nghề Tổng
số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 01 Vận hành máy chính 96 20 66 10 MĐ 02 Bảo trì máy chính 96 20 66 10 MĐ 03 Vận hành hệ thống điện tàu cá 64 12 44 8 MĐ 04 Bảo trì hệ thống điện tàu cá 56 12 36 8 MĐ 05 Vận hành các thiết bị cơ khí tàu cá 76 18 48 10 MĐ 06 Bảo trì các thiết bị cơ khí tàu cá 76 18 48 10
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16
Tổng cộng 480 100 308 72
* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web:
http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Vận hành, bảo trì máy tàu cá” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cấu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06) và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.
Chương trình nghề “Vận hành, bảo trì máy tàu cá” bao gồm 06 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Vận hành máy chính” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: trình bày nguyên lý hoạt động, vận hành máy tàu cá các loại, phương pháp khởi động, quy trình vận hành, tuân thủ các quy định kỹ thuật về vận hành máy tàu thủy cũng như ghi chép nhật ký vận hành máy chính tàu cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 02: “Bảo trì máy chính” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: bảo trì động cơ tàu tàu cá các loại, biết được phương pháp kiểm tra, xử lý được các sự cố xảy ra trong vận hành động cơ, tuân thủ các quy định kỹ thuật về bảo trì máy tàu cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 03: “Vận hành hệ thống điện tàu cá” có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: vận hành hệ thống điện trên tàu cá, kiểm tra, vận hành, xử lý sự cố của hệ thống điện tàu cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 04: “Bảo trì hệ thống điện tàu cá” có thời gian học tập là 66 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 38 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: bảo trì hệ thống điện trên tàu cá bao gồm việc kiểm tra, xử lý sự cố các thiết bị của hệ thống điện tàu cá đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 05: “Vận hành các thiết bị cơ khí” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 18 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Mô tả cấu tạo, trình bày nguyên lý làm việc và cách kiểm tra một số thiết bị cơ khí thường gặp trên tàu cá. Đồng thời cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc vận hành, các thiết bị trên tàu như: hệ trục chân vịt, hệ thống lái, máy tời, máy nén khí, máy bơm nước, máy khai thác,... đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 06: “Bảo trì các thiết bị cơ khí” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 18 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: kiểm tra về sự làm việc của các thiết bị cơ khí thường gặp trên tàu cá. Đồng thời cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc bảo trì các thiết bị trên tàu như: hệ trục chân vịt, hệ thống lái, máy tời, máy nén khí, máy bơm nước, máy khai thác,...
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ
chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24
tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Kiến thức, kỹ năng nghề
01 Lý thuyết nghề Vấn đáp/Trắc nghiệm Không quá 60 phút 02 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ năng
nghề
Không quá 12 giờ
3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm nghỉ bờ giữa 2 chuyến biển của tàu cá, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế, thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của tàu cá để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tế sản xuất. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã đánh bắt thủy sản,... có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
PHỤ LỤC 27
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG
(Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Nuôi cá bống tượng Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trong độ tuổi lao động, có trình độ từ tiểu
học trở lên, có nhu cầu học nghề nuôi cá bống tượng.
Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun