Mặt trời Có Quay Quanh

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Mat-Troi-va-Con-Nguoi-Eric-Jubelaker (Trang 37 - 38)

chúng ta phải xác định thời gian quay của vết đen Mặt trời có tuổi thọ dài nhất. Nếu như hàng ngày chúng ta quan sát một nhóm vết đen thì có thể nhận thấy nó chuyển động từ đông sang tây. Điều đó có nghĩa là Mặt trời quay quanh trục của nó về phía tây. Ngoài ra trong chuyển động quay của Mặt trời có một điểm đặc biệt. Ở xích đạo, vòng quay của Mặt trời nhanh hơn

các vùng có vĩ độ cao hơn. Điều này diễn ra là vì Mặt trời là một quả cầu khí. Trái đất chẳng hạn không thể quay như vậy: cấu trúc cứng của nó khiến cho mọi điểm ở mọi vĩ độ đều quay với tốc độ góc như nhau.

Ở vùng xích đạo Mặt trời quay một vòng hết 25 ngày trái đất; ở vĩ độ 30 độ bắc hoặc nam, một vòng quay mất 26,5 ngày; ở vĩ độ 40 độ - mất hơn 27 ngày; còn ở các vùng cực một vòng quay của Mặt trời quanh trục của nó kéo dài 30 ngày. Nếu Trái đất cũng quay như Mặt trời, thì ngày ở Inđônêsia chỉ có 22 giờ, ở Berlin - 23 giờ, còn ở Greenland là 24 giờ. Mặt trời quay quanh trục của mình sau một thời gian xấp xỉ một tháng. Tốc độ quay của nó là khác nhau ở những vĩ độ khác nhau. Hiện tượng như vậy gọi là chuyển động sai biệt. Từ Trái đất, chuyển động của Mặt trời dường như hơi chậm hơn, bởi vì sau một tháng hành tinh của chúng ta đã đi được một quãng đường theo quỹ đạo của mình và Mặt trời cần phải quay thêm một chút mới "đuổi kịp" được nó.

Mặt trời Có Quay Quanh Quay Quanh trụC Của nó hay không?

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Mat-Troi-va-Con-Nguoi-Eric-Jubelaker (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)