KHOẢNG KHÔNG BAO LA

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Bi-Mat-Vu-Tru-Tran-Thoai-Lan (Trang 27 - 31)

Khi nhắc đến vũ trụ, con người không thể không cảm ơn những chiếc kính viễn vọng khổng lồ. Chính những chiếc kính này đã mở rộng tầm nhìn của con người về vũ trụ. Như chúng ta biết, từ thời cổ đại, con người luôn quan niệm rằng vũ trụ chẳng qua chỉ là một không gian nào đó ở sát gần họ.

Ngày nay, con người đã thuộc nằm lòng những vùng không gian lân cận quê hương - Trái đất mà họ đang sống. Trái đất gần như có dạng hình cầu, hơi dẹp ở hai đầu. Chu kỳ tự quay của Trái đất là một ngày; Trái đất cùng với những hành tinh khác trong hệ Mặt trời quay xung quanh Mặt trời. Quĩ đạo quay của Trái đất và các hành tinh khác là một đường ê-líp, bán kính trung bình là 150 x 106 km, tốc độ quay trung bình đạt 30.000 m/giây. Khối lượng Trái đất khoảng 6 x 1021 tấn.

Mặt dù Trái đất to lớn là thế nhưng nó cũng chỉ là một thành viên hết sức bình thường trong hệ Mặt trời.

Trong hệ Mặt trời thì Mặt trời là trung tâm, là cái lõi. Kỳ thực, Mặt trời chẳng qua chỉ là một khí thể hình cầu có thể tự phát sáng, đường kính vào khoảng 1,4 x 106 km. Khối lượng của Mặt trời bằng 140 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Chính vì "khổng lồ" như thế Mặt trời mới có lực hấp dẫn mạnh vô biên, nhờ vậy nó mới có thể điều khiển chặt chẽ mọi hoạt động của các hành tinh hay thiên thể nhỏ trong trường hấp dẫn của nó, và đủ sức co cụm các thành viên trong hệ Mặt trời lại với nhau.

Thứ tự các hành tinh ở gần Mặt trời nhất là: sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương và sao Diêm Vương. Ngoài sao Thủy và sao Kim thì tất cả các hành tinh khác đều có vệ tinh, chẳng hạn Mặt trăng

chính là vệ tinh của Trái đất. Ngoài ra giữa quĩ đạo của sao Hỏa và sao Mộc còn nhiều hành tinh nhỏ khác. Hầu như tất cả các hành tinh đều quay quanh Mặt trời trên cùng một bề mặt. Trong hệ Mặt trời, chúng ta không những có các hành tinh, tiểu hành tinh và vệ tinh của các hành tinh, mà chúng ta còn có vô số sao chổi, sao sa, sao băng. Khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời khoảng 150.000.000 km và khoảng cách này thường được gọi là một đơn vị thiên văn (hay năm ánh sáng), đây là thuật ngữ của ngành thiên văn học.

Tốc độ di chuyển trung bình mỗi giây của ánh sáng là 300.000 km, mỗi năm ánh sáng đi được khoảng 9,46 x 1012 km và con số này được gọi là một năm ánh sáng và từ đó nó được đặt cho đơn vị không gian của vũ trụ.

Còn những thiên thể nào có khả năng tự phát sáng được như Mặt trời thì được gọi là các tinh tú, cách gọi như vậy là để phân biệt với những hành tinh không tự phát sáng được.

Nhiều tinh tú kết hợp lại với nhau tạo thành dải ngân hà. Ở giữa dải ngân hà thì dày, hai bên mỏng dần, đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng, trong đó chứa vài trăm tỉ tinh cầu.

Tuy nhiên, dải ngân hà không phải chứa hết tất cả mọi tinh tú, mà bên ngoài dải ngân hà chúng ta còn thấy có sự tồn tại của các dải thiên hà, trong đó gần dải ngân hà nhất chính là dải sao Tiên nữ, dải này cách Trái đất 2.200.000 năm ánh sáng. Đây cũng chính là dải thiên hà xa nhất mà con người có thể dùng mắt thường quan sát. Theo ước tính, những tia sáng do sao Tiên nữ phát ra và đến Trái đất hôm nay đã được truyền đi từ 2.200.000 năm trước, do đó những phát hiện của chúng ta ngày hôm nay đều là những sự kiện,

bối cảnh xảy ra trong quá khứ. Điều này chứng tỏ rằng càng khám phá ra nhiều điều, nhiều sự kiện thì các sự kiện ấy càng xa xưa lỗi thời.

Các nhà thiên văn học cũng phát hiện rằng nếu coi dải ngân hà là trung tâm thì trong vòng chu vi 3.000.000 năm ánh sáng có khoảng 40 thiên hà giống dải ngân hà, và các thiên hà này kết lại thành một quần thể thiên hà. Các thiên hà trong quần thể này liên kết rời rạc với nhau, chúng không có kết cấu, tổ chức và phần lõi như dải ngân hà. Tuy nhiên trong quần thể thiên hà cũng tồn tại một số trung tâm tập hợp các thiên hà lại với nhau, và những trung tâm đó được gọi là cụm thiên

hà; ngoài ra cụm thiên hà kết hợp với quần thể thiên hà tạo thành cụm siêu tinh và kích thước của chúng vào khoảng 300 triệu năm ánh sáng.

Cho đến nay, các nhà thiên văn học đã phát hiện một dải ngân hà cách Trái đất 11.900 triệu năm ánh sáng, dù vậy thiên hà này vẫn chưa phải là điểm dừng của vũ trụ.

Cụm siêu tinh của sao Tiên nữ

NGC 2300 là một quần thể thiên hà xa xôi.

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Bi-Mat-Vu-Tru-Tran-Thoai-Lan (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)