CUỘC ĐỜI CỦA MỘT TINH TÚ

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Bi-Mat-Vu-Tru-Tran-Thoai-Lan (Trang 35 - 38)

Các nhà thiên văn đã xác minh được một điều: hầu như tất cả các tinh tú đều trải qua các giai đoạn sau: giai đoạn chủ tự tinh, giai đoạn hồng cư tinh, giai đoạn tuổi già và giai đoạn lâm chung. Ở giai đoạn đầu, các phản ứng hạt đã giải phóng một năng lượng cực lớn chặn đứng hiện tượng thu hẹp do lực hấp dẫn gây ra, và chính phản ứng này cũng làm cho nhiệt độ bề mặt của các tinh tú tăng lên và nó bức xạ các tia sáng thấy được ra ngoài. Khi tuyệt đại đa số khí hydrô sau phản ứng hạt chuyển thành khí helium, thì tinh tú lại thu nhỏ lần nữa, và khi chúng thu nhỏ đến một mức nào đó thì nhiệt độ, tại trung tâm của tinh tú lại tăng lên và tạo nên phản ứng tổng hợp hạt nhân nhằm chặn đứng sự thu hẹp do lực

hấp dẫn gây ra. Giai đoạn này gọi là giai đoạn hồng cư tinh, và kéo dài khoảng một tỉ năm. Sau đó, khi năng lượng hạt tiêu hao gần hết thì quá trình phản ứng hạt sẽ dần dần ngừng lại và cuối cùng kết thúc, khi đó tinh tú đi vào giai đoạn "tuổi già" và "lâm chung". Trước mắt, các nhà khoa học đã xác định được thời gian Mặt trời hình thành, đó là khoảng một tỉ năm trước và hiện Mặt trời đang ở giai đoạn sao chủ tự tinh.

Nếu bất ngờ một vì tinh tú xuất hiện ở nơi mà trước đây không hề có ngôi sao nào hiện diện, chúng ta thường cho rằng "ngôi sao mới" xuất hiện hoặc cho rằng đó là "ngôi sao mới ra đời". Nhưng thực tế thì ngôi sao đó không phải là ngôi sao mới ra đời mà là sắp sửa "qua đời". Khi một tinh tú đi đến giai đoạn cuối thì nó thường phát nổ; trước khi nổ, gần như không ai trong thấy sự phát nổ của nó, nhưng đến khi nó nổ thì độ sáng của nó có thể tăng lên đến 100.000 lần trở lên.

Hiện các nhà khoa học đã chứng minh được rằng đa số hay gần như toàn bộ các ngôi sao mới đều xuất hiện trong hệ thống song tinh, chúng được tạo thành từ sự kết hợp giữa một sao và một vì tinh tú có nhiệt độ tương đối thấp. Sao này là một vì sao đã "chết", nó phát sáng được do nguồn nhiệt năng còn sót lại. Mật độ và lực hấp dẫn của nó rất lớn, ước tính lực hấp dẫn của nó lớn gấp 300.000 lần của Trái đất chuyển lực hấp dẫn thành nhiệt năng và làm cho nhiệt độ bề mặt tăng lên. Thành phần chủ yếu của nó là khí hydro, khi điều kiện bên ngoài của sao đủ để phát sinh

Đây là ảnh chụp tia X sao Thiên hậu A sinh ra từ mảnh vụn của một siêu tinh mới.

phản ứng tổng hợp hạt nhân hydrô thì nó sẽ phát nổ và tạo nên nhiều hành tinh mới. Nếu qui mô vụ nổ vượt quá thiên thể của các tinh mới thì được gọi là siêu tinh mới, và một khi biến thành siêu tinh mới thì vì tinh tú ấy hoàn toàn lịm tắt. Siêu tinh mới thường được chia làm hai loại lớn: loại I và II. Với siêu tinh mới loại I không chứa hydrô nhưng

siêu tinh mới loại II thì có hàm lượng khí hydrô. Hơn nữa, sau vụ nổ thì siêu tinh mới loại I hoàn toàn bị vỡ tung còn loại II thì các mảnh vỡ sót lại sẽ biến thành sao neutron, một số ít biến thành lỗ đen. Tuy nhiên hiện tượng siêu tinh mới rất hiếm khi xảy ra, điển hình là kể từ năm 1604, khi các nhà khoa học phát hiện ra siêu tinh mới trong dải ngân hà đến nay thì chưa phát hiện thêm trường hợp thứ hai nào nữa. Tuy nhiên ở các thiên hà khác thì mỗi năm cũng có vài siêu tinh mới xuất hiện. Ngày 28-2-1987, một nhà thiên văn học người Canada đã phát hiện ra một ngôi sao và lập tức nó được nhận diện là siêu tinh mới, và sau đó đã gây chấn động mạnh mẽ trong giới thiên văn học trên toàn thế giới. Nó cũng chính là một siêu tinh mới mà con người có thể dùng mắt thường để nhìn từ năm 1604. Và siêu tinh mới này được đặt tên là 1987A.

Cũng giống như các vì tinh tú, thiên hà, và cụm thiên hà… và cả những cụm thiên thể có kích thước lớn vô cùng cũng đều được sản sinh ra từ một điểm "vô" nào đó, và cuộc sống của chúng đích thực là sinh ra từ hư vô và khi mất đi chúng cũng trở về cõi hư vô. Cũng có thể vũ trụ cũng "sống" như thế và "cuộc sống" của vũ trụ sẽ kéo dài mãi cho đến khi khái niệm không gian và thời gian biến mất, và khi đó sẽ bay vào "hư không" đó.

Hình ảnh huy hoàng của "1987A" sau khi nó nổ tung.

Với tốc độ ổn định, quần thể tinh tú đang bành trướng tứ phía.

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Bi-Mat-Vu-Tru-Tran-Thoai-Lan (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)