- Tới giờ ấn định, Đội Trực tới xếp hàng ngang trước cột cờ, cách khoảng 3 bước. - Đội Trưởng so hàng Đội, cho Đội quay sang trái hướng về cột cờ.
- Những người được chỉ định kéo cờ (thường mỗi cờ cần 2 người) tiến lên 2 bước, người đứng ngoài cùng bên phải hô “CHÀO CỜ … CHÀO” cho tất cả người kéo cờ chào cờ rồi cùng tiến lên tháo dây cờ cầm tay. - Lúc này Trưởng Trực thổi một hồi còi dài (tè) để báo hiệu hạ cờ. Khi nghe hiệu còi tất cả mọi người phải ngưng mọi công việc và đứng nghiêm tại chỗ, mặt hướng về phía cột cờ.
- Sau đó Đội Trưởng Đội Trực hô “CHÀO CỜ ... CHÀO”, cả Đội cùng chào cho tới khi cờ được hạ xuống hết. Đội Trưởng Đội Trực hô “THÔI”, cả Đội thôi chào và bỏ tay xuống, đồng thời Trưởng Trực thổi 1 tiếng còi ngắn (tích), báo hiệu lễ hạ cờ chấm dứt. Mọi người trở lại công việc của mình như thường lệ. Hai em gấp cờ lại, 2 tay nâng cờ rồi Đội Trưởng dẫn đầu, rước cờ về nơi cất giữ hoặc trao cho Trưởng Trực.
- Khi hạ cờ không hát.
- Thứ tự rước cờ: Đội Trưởng, Quốc Kỳ, cờ PT TNTT VN, các đội viên, đội phó.
E. LỄ NGHI RƯỚC CỜ (buổi sáng trước khi chào cờ)
- Trước khi chào cờ, đội trực, y phục chỉnh tề đến nơi cất giữ cờ, hay tới lãnh cờ nơi Trưởng trực rồi rước cờ ra vị trí chào cờ.
- Thứ tự rước cờ: Đi đầu là Đội Trưởng, rồi đến người cầm cờ Quốc Kỳ, người cầm cờ Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể và các đội viên nối tiếp.
- Tới cột cờ, Đội Trưởng đội rước cờ so hàng đội, cho đội quay sang trái hướng về cột cờ. Mỗi cờ cần 2 người do Đội Trưởng chỉ định trước, một người giữ và một người buộc. Những người buộc cờ tiến lên vị trí buộc cờ đã quy định, buộc cờ vào dây và cột dây vào cột (cuốn dây quanh cột cờ và nút khóa là nút thòng lọng, tuyệt đối không để cờ chạm đất), cột xong lui lại 2 bước, chào cờ rồi lui lại vị trí đội. Sau đó Đội Trưởng cho cả đội chào cờ rồi hô: “Bên phải … quay! Đàng trước …bước!” Chạy vòng sau cột cờ ngược chiều kim đồng hồ trở về vị trí sinh hoạt được ấn định.
F. CÁCH BUỘC CỜ
- Quốc kỳ buộc bên trái, Cờ Phong Trào TNTT VN bên phải đối diện với Đoàn Sinh. Khi kéo lên, cờ Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể luôn chậm hơn Quốc Kỳ một chút, nhưng cả hai đều tới đích. Khi hạ cờ thì cờ Phong Trào TNTTVN luôn chậm hơn Quốc Kỳ một chút.
- Nếu buộc chung 1 dây thì Quốc Kỳ ở trên cờ Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. II. NGHI THỨC LỬA THIÊNG
1. CHUẨN BỊ
- Trời tối, đống củi được xếp trước, các đơn vị yên lặng lần lượt đến vị trí của mình quanh đống củi theo thứ tự nhỏ lớn, quan khách sau cùng (Trưởng trực hay một Trưởng đi mời quan khách).
2. KHAI MẠC
- Khi quan khách đến, người hướng dẫn hay Linh Mục Tuyên Úy sẽ nói về ý nghĩa của lửa hoặc về sự tối tăm và ánh sáng.
- Mọi người đứng im nghe đọc 1 đoạn Lời Chúa về đề tài lửa, ánh sáng hay tối tăm. Hoặc diễn hoạt cảnh diễn tả đoạn Kinh Thánh này. Chọn một trong các đoạn Kinh Thánh sau đây: St 1, 1-5; Tv 9, 1-5; Mc 12,49; Cv2, 1-4… (có thể chia ra từng đoạn cho các đội cùng đọc, mỗi đội 1 câu nhưng phải học thuộc lòng).
- Tiếp theo là bài ca “Gọi Lửa”. Hát 3 lần, hát nhanh dần. Sau đó Trưởng hay vị quan khách cao cấp nhất được mời châm lửa thiêng, liền tiếp theo vũ bài “Chào Lửa Thiêng”.
3. NỘI DUNG LỬA THIÊNG
- Hình thức: Dùng ca, vũ kịch, trò chơi, băng reo...với mục đích:
o Giáo dục siêu nhiên: Hiểu biết Thánh Kinh qua các tiết mục văn nghệ qua đó hiểu Chúa nhiều hơn để thực hành đức Tin trong đời sống cá nhân.
o Giáo dục tự nhiên: Giúp đoàn viên trở nên hoạt bát, linh hoạt, phát triển khả năng ca vũ nhạc kịch.
- Nội dung: Nói lên được ý nghĩa khung cảnh Thánh Kinh cho mỗi ngành hoặc theo chủ đề của Sa Mạc theo tinh thần Phúc Âm.
- Lưu ý: Đối với các tiết mục có trích dẫn Kinh Thánh, không được xuyên tạc Lời Chúa. Các tiết mục hài cần được chọn lọc để vẫn mang tính giáo dục và đạt được nhu cầu thư giãn.
4. BẾ MẠC
- Lửa tàn dần, cuộc vui chấm dứt, mọi người đứng lên tiến sát quanh đống lửa.
- Trưởng tổ chức nói lên vài lời cám ơn quan khách, xong mời mọi người cùng chéo tay hát bài “MANG LỬA VỀ TIM”; hát 3 lần, chậm và êm dần. Sau bài hát, Linh Mục Tuyên Úy nhắn nhủ mấy lời, nói lại ý nghĩa lửa và rút ra bài học cho người nghe, đoạn ban phép lành. Xong hát kinh tối, rồi mọi người thinh lặng ra về.*
* Tuỳ trường hợp, có thể thinh lặng về quỳ bên Lều Thánh Thể để cảm tạ Chúa. Sau đó tiếp tục chương trình như đã định.
- Tuy ngọn lửa bên ngoài đã tắt nhưng chắc chắn vẫn còn cháy mãi trong tâm hồn mỗi người. III. NGHI THỨC CHÀO ÐÓN CHA TUYÊN ÚY HAY QUAN KHÁCH
- Tập họp Đoàn Sinh, kiểm soát y phục, hàng ngũ. - Trưởng đi mời hay cho biết Ðoàn đã tập họp xong.
- Quan khách đến: Trưởng hô khẩu hiệu Đoàn/Ngành và chào quan khách. - Hát 1 bài hay 1 băng reo chào mừng.
- Lời giới thiệu hay chào mừng của 1 Trưởng đại diện, một bài hát vui. - Ðáp từ hay huấn từ của Linh Mục Tuyên Úy hoặc quan khách. - Chào và đợi quan khách đi khỏi mới giải tán.