Xã hội và trong cách mạng, Sự thật, 15 tháng Ba năm 1950 Từ “nhân dân” trước 1945 không hay được sử dụng.

Một phần của tài liệu talawas_tapchi_muathu_2009 (Trang 76 - 78)

II. Cũng dựa vào yếu tố “nội địa”: Xung đột pháp lý thuộc địa ở Cam Bốt

xã hội và trong cách mạng, Sự thật, 15 tháng Ba năm 1950 Từ “nhân dân” trước 1945 không hay được sử dụng.

Đến 1950, nó chủ yếu được một số ít tác giả dùng, một trong số đó là Trường Chinh. Từ này được sử dụng rộng rãi và bắt đầu có một số hàm ý Mác xít có lẽ là nhờ các nỗ lực của Trường Chinh trong việc quảng bá nó và du nhập diễn ngôn cách mạng Trung Quốc vào Việt Nam từ sau 1950. “Renmin” (dịch từng từ là “nhân dân”) là một từ trọng tâm trong diễn ngôn của Mao.

219 Sau này Trần Chánh Thành sẽ trở thành Bộ trưởng Thông tin của Việt Nam Cộng hoà dưới thời Ngô Đình Diệm.

220 Trường Chinh, “Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ”, bài diễn văn tại Hội nghị Cán bộ lần thứ năm, 8- 16/8/1948. ĐCSVN, t. 9, tr. 191.

221 nt, tr. 187-92.

các nước Đông Nam Á khác, nhưng chúng vẫn rất quan trọng trong bối cảnh chính trị Việt Nam. Tiểu luận này trình bày các sự kiện trong các năm 1947-1948, đồng thời quay trở lại với những thỏa hiệp mà ĐCSĐD thực hiện khi nắm chính quyền vào cuối năm 1945. Những thỏa hiệp chính trị ở giai đoạn chính phủ Việt Minh mới lên nắm chính quyền giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của năm 1948, nghĩa là lúc khối đoàn kết dân tộc bắt đầu sụp đổ - chưa phải là một cuộc nội chiến nhưng cũng đã là sự chia rẽ không thể đảo ngược.

Trong khi tình hình quốc tế thúc đẩy các lãnh tụ ĐCSĐD đưa ra một đường lối cực đoan hơn, thì họ lo lắng trước những vật cản đối với cuộc cách mạng của họ: thất bại trong việc tiến hành các chính sách giảm tô, xung đột với các lãnh tụ không cộng sản trong chính phủ, và mâu thuẫn giữa lý tưởng đấu tranh giai cấp của Đảng với quan điểm bảo thủ của các viên chức hành chính thuộc địa được lưu dụng. Những vấn đề này có nguồn gốc ở những thỏa hiệp và thu nạp thực hiện vào cuối năm 1945 để đổi lại sự ủng hộ của dân chúng và tầng lớp tinh hoa thuộc địa. Đa số lãnh tụ của Đảng mong muốn tiến hành một cuộc cách mạng xã hội càng sớm càng tốt nên họ bức xúc trước các vấn đề này. Họ phân tích tình hình thế giới dựa trên thế giới quan của họ về một cuộc đối đầu không thể tránh khỏi giữa hai phe.224

Còn lại một câu hỏi lớn: Tại sao ĐCSĐD không đoạn tuyệt ngay lập tức với những người không cộng sản vào năm 1948 và bắt đầu nội chiến như ở các nước Đông Nam Á khác? Câu hỏi này cần nghiên cứu thêm, nhưng chúng tôi có thể đề xuất một vài lý do. Có thể những lãnh tụ nhiệt tình với đấu tranh giai cấp như Trường Chinh cần thời gian để thuyết phục những đồng chí cẩn trọng hơn trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng đi theo mình. Những người cẩn trọng có thể đã lập luận thuyết phục về việc tiến hành thay đổi chậm hơn. Trước hết, ĐCSĐD đã thống trị khối liên hiệp, và những nhân vật không cộng sản như Vũ Đình Hòe không thể đe dọa quyền lực của nó.225 Nó có thể kiên nhẫn chờ đợi trong khi dần dần loại “những bạn đồng hành” không còn có lợi ra khỏi chính phủ. Thứ hai, xét về mặt quân sự, cán cân vẫn nghiêng về phía người Pháp và ĐCSĐD không dại gì loại bỏ những người không cộng sản vẫn được dân chúng kính trọng. Ngoài ra, còn có mối nguy những người này sẽ bị chính phủ Bảo Đại thu hút về. Giữ họ lại trong vòng kiểm soát đồng thời vô hiệu hoá họ là một chiến lược khôn ngoan hơn so với để cho họ chạy đi để giúp Bảo Đại. Hoặc, ngay cả nếu ĐCSĐD thủ tiêu ngay lập tức các lãnh tụ không cộng sản, thì động thái này có thể kích động rất nhiều người vẫn đang phân vân giữa Bảo Đại và Hồ Chí Minh chuyển hẳn sang ủng hộ Bảo Đại. Thứ ba, ĐCSĐD có thể trông cậy vào hỗ trợ quốc tế nếu Đảng biết kiên nhẫn. Các lực lượng cộng sản Trung Quốc từ giữa năm 1948 đã ở vào thế thắng và việc họ áp sát biên giới Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Đây cũng là một khác biệt cốt yếu về tình hình của ĐCSĐD so với các đảng cộng sản khác tại Đông Nam Á. Nếu ĐCSĐD chờ đợi, nó có thể được ĐCSTQ hỗ trợ trong một thời gian gần. Nếu nó hành động vội vàng, Mỹ có thể can thiệp trong khi Hồng Quân Trung Quốc vẫn còn ở xa. Với các đảng cộng sản khác ở Đông Nam Á, thời gian không đứng về phía họ. Nếu hành động trong khi các đối thủ phe quốc gia vẫn còn yếu, thì họ có cơ may chiếm được thế thượng phong. Họ không thể trông chờ một sự giúp đỡ từ bên ngoài nào và nếu như chờ đợi, cơ may của họ trong việc đánh bại đối thủ sẽ ngày càng ít hơn.

Mặc dù đã tự kiềm chế, bước ngoặt năm 1948 đã dẫn tới việc nhiều trí thức và chuyên gia chán nản rời khỏi hàng ngũ Việt Minh trong những năm sau đó. Không phải ai cũng bỏ đi, và trong số những người ở lại nhiều người đã phải chịu đựng các vụ thanh trừng đầy bạo lực trong cải cách ruộng đất, “chiến dịch chỉnh huấn tổ chức đảng”, rồi vụ Nhân văn-Giai phẩm hồi giữa thập niên 1950.226 Và câu chuyện cũng

224 Vu, “From Cheering to Volunteering.”

225 Vào năm 1957, sau khi những sai lầm của cải cách ruộng đất được phát hiện, ông Vũ, lúc đó vẫn là Bộ trưởng Tư pháp trên danh nghĩa (dù quyền lực thực tế thì từ năm 1949 đã mất về tay Thứ trưởng Tư pháp Trần Công Tường là một đảng viên), và một vài nhân sĩ trí thức không cộng sản đề nghị nhà nước cho phép Đảng Dân chủ được hoạt động như một đảng đối lập để ngăn ngừa những sai lầm tương tự. ĐCSVN lập tức cho ông Vũ về hưu non. Bộ Tư pháp bị giải thể và VNDCCH/Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không có Bộ Tư pháp cho đến những năm 90 của thế kỷ 20.

226 Để có các bình luận mới về những sự kiến ấy, xem Vu, Paths to Development in Asia; Ninh, A World Transformed; và Shawn McHale, “Vietnamese Marxism, Dissent, and the Politics of Postcolonial memory: Tran Duc Thao, 1946-

chưa dừng tại đó. Lịch sử sẽ lặp lại vào năm 1975 khi các trí thức thành thị miền Nam Việt Nam trước đó từng gia nhập Mặt trận Giải phóng Dân tộc nhanh chóng bị gạt ra lề sau khi thống nhất đất nước. Dù cho Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây đã tỏ ra xoa dịu trí thức, thì cái quá khứ xung khắc ấy vẫn còn để lại di chứng. Theo nghĩa này, bóng ma năm 1948 vẫn ám ảnh nền chính trị Việt Nam cho đến ngày hôm nay.

_____________________________________

Trần Anh

Một phần của tài liệu talawas_tapchi_muathu_2009 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)