Gia nhập hệthống quốc tế của các quốc gia cộng sản

Một phần của tài liệu talawas_tapchi_muathu_2009 (Trang 88 - 90)

II. Cũng dựa vào yếu tố “nội địa”: Xung đột pháp lý thuộc địa ở Cam Bốt

2. Gia nhập hệthống quốc tế của các quốc gia cộng sản

Theo quan điểm của chánh quyền VNCH, hậu quả của hiệp định Genève là Việt Nam bị tước mất chủ quyền quốc gia, đi ngược lại mục tiêu độc lập của cuộc kháng chiến; đồng thời, VNDCCH đã hoàn toàn sáp nhập vào khối cộng sản quốc tế. Mọi tài liệu học tập, tuyên truyền và các tuyên bố chính thức của chánh phủ đều lên án VNDCCH là “chư-hầu của Nga-sô,”“tôi tớ chọ bọn lưu manh quốc-tế,” “lệ-thuộc vào hệ-thống Cộng-sản,” “một phần lãnh-thổ lại rơi vào tay Đế-quốc-Đỏ... lôi-cuốn dân-tộc vào vòng lệ- thuộc Nga-Sô Trung-Cộng,” “tay sai cho ngoại bang, là Trung cộng, Nga sô,” “tay sai đế quốc cộng-sản, thực dân đỏ.”289 Theo Tuyên cáo ngày 26 tháng 4 năm 1958 của VNCH về vấn đề thống nhứt lãnh thổ, thì

sự giao-thiệp giữa các nhà đương-cuộc Hà-Nội và Nga-sô, Trung-cộng chỉ là những tương-quan lệ-thuộc của một chư-hầu đối với đế-quốc cộng-sản, một cấp dưới đối với cấp trên trong hệ- thống một đảng, đảng cộng-sản quốc-tế.290

Cuộc di cư năm 1954 được xem như một hành động phản đối việc lệ thuộc vào khối cộng sản. Nhân dịp kỷ niệm đệ nhị chu niên di cư năm 1956, Ngô Đình Diệm tuyên bố:

Sở-dĩ có một phong-trào di-cư đông-đúc từ Bắc chí Nam... là vì từ hai năm nay trong thâm-tâm của tất cả quốc-dân đồng-bào ta đã nhận-thức rằng bên cạnh một khối khổng-lồ Cộng-sản Trung-Hoa, nếu dân Việt buông mình hoà-mình với khối Cộng-sản đó thì Việt-Nam yêu-quí của ta không còn mối hy-vọng đóng vai lãnh-đạo nào ở Đông-Nam Á cả.291

Theo Ngô Đình Diệm, chính vì mong muốn thành lập một quốc gia độc lập có khả năng đóng vai trò trên chính trường quốc tế, gần một triệu dân Bắc đã bỏ vào Nam. Đối với ông, hành động phản kháng đồng hoá, chống lại tình trạng lệ thuộc này là nối tiếp truyền thống lịch sử của người Việt:

Đó là ý-nghĩa sâu-xa của cuộc di-cư vĩ-đại của anh em, đó là lý-tưởng động-lực tiềm-tàng thúc- đẩy dân ta từ mấy ngàn năm trên giải đất này để cùng nhau nắm giữ lấy cá-tính của dân-tộc và thực-hiện cho kỳ được sứ-mạng của Tổ-tiên... Chính đây là một phong-trào dân-tộc, đúng với đường lối lịch-sử của dân Việt.292

289 “Chư-hầu của Nga-sô”: Chủ nghĩa cộng sản đối với dân tộc Việt Nam, tr. 3; “tôi tớ cho bọn lưu manh quốc-tế”: Con đường chính nghĩa II, tr. 104; “lệ-thuộc vào hệ-thống Cộng-sản”: Con đường chính nghĩa IV, tr. 8; “một phần lãnh-thổ lại rơi vào tay Đế-quốc-Đỏ...”: Con đường chính nghĩa I, tr. 32; “tay sai cho ngoại bang là Trung cộng, Nga sô”: “Chánh-sách của Chánh-phủ Việt Nam Cộng Hoà đối với những người cựu kháng-chiến,” 8-1959, TTLTQGII ĐICH, hồ sơ số 22.451; “tay sai của đế quốc cộng-sản, thực dân đỏ...”: Ngô Đình Diệm, Con đường chính nghĩa: Nhân vị, cộng đồng, đồng tiến, quyển VII (Sàigòn: Nha Tổng Giám đốc Thông tin, 1961), tr. 28.

290 Con đường chính nghĩa IV, tr. 50.

Để củng cố cho lập luận chống cộng, chánh phủ đưa ra những thí dụ cụ thể chứng minh sự lệ thuộc của VNDCCH. Theo tài liệu học tập về Tuyên cáo ngày 26 tháng 4 năm 1958, Việt Minh đã đánh đổi độc lập kinh tế để được sự giúp đỡ của CHNDTH về mặt quân sự:

Trung-cộng giao ước rằng Trung-cộng sẽ giúp Việt-cộng đánh thắng một trận thật lớn tại Điện- biên-phủ để làm hậu-thuẫn cho cuộc điều đình ngừng bắn. Như vậy, Việt-cộng phải dâng trọn quyền kinh-tế miền Bắc cho Trung-cộng.293

Vì vậy, sau khi hoà bình lập lại, chánh quyền miền Bắc phải “ký hiệp-định trao các đường giao thông thuỷ lục cho Trung-cộng và Trung-cộng đã đưa hàng vạn dân Tàu xuống chiếm đóng.”294 Quyển Tại sao chống cộng? còn tố cáo việc chánh quyền VNDCCH cố gắng phổ biến tập quán Trung Hoa, dạy dân chúng tôn kính lãnh tụ CHNDTH bằng cách “bắt nhân dân phải bắt chước Nga sô và Trung Cộng trong đời sống riêng tư hàng ngày, tỉ dụ như bắt nhân dân ‘học tập tác phong Mao chủ tịch’, phục sức theo kiểu Trung Cộng, từ bộ ‘áo đại quan’ đến lối thiếu nữ tết tóc đuôi sam.”295 Thậm chí đến ngôn ngữ cũng bị đồng hoá: “Việt Cộng cũng bắt đầu dùng những tiếng Trung Cộng, mặc dầu đã có sẵn những tiếng Việt cùng một nghĩa.”296 Tuyên cáo ngày 26 tháng 4 năm 1958 của VNCH cũng liệt kê các hành động tương tự: “Ở Bắc-phần, các nhà đương-cuộc bắt dân-chúng phải thờ phụng, treo hình ảnh các lãnh-tụ Nga-sô, Trung-cộng, tổ-chức kỷ-niệm những ngày lễ của Nga-sô, cấm không ai được chỉ-trích chủ-nghĩa cộng-sản, Chánh-phủ và lãnh-tụ các nước ấy.”297 Tại nhà trường, thầy cô dạy học sinh ngưỡng mộ các cường quốc cộng sản và chủ nghĩa cộng sản, “… ca tụng Nga-sô, sùng bái thuyết duy vật của Mác, Lê.”298 Trong khi đó, “Ở Việt-Nam Cộng-Hoà, không ai bị bó buộc treo hình-ảnh và tôn sùng các lãnh-tụ ngoại-quốc và cũng không ai có thể nghĩ đến một sự lạ lùng như vậy.”299

Trong quan niệm của chánh quyền VNCH, một khi VNDCCH gia nhập hệ thống cộng sản quốc tế, tất cả chánh sách của miền Bắc sẽ phải rập khuôn theo chánh sách của các nước cộng sản đàn anh, và vì vậy, ắt dẫn tới tình trạng người dân bất mãn và sẽ phản kháng như ở Đông Âu. Năm 1956, cuộc nổi dậy tại Hung Gia Lợi và biểu tình ở Ba Lan đã gây chấn động trong dư luận thế giới. Tại VNDCCH, chánh quyền đàn áp cuộc nổi dậy của người dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) và đóng cửa các tờ Nhân văn, Giai phẩm vì đã đăng bài chỉ trích lãnh đạo. Giá trị tuyên truyền của những sự kiện này được VNCH khai thác triệt để. Ngày 6 tháng 11 năm 1956, chánh quyền đưa ra tuyên bố chính thức về hai cuộc biến động tại Đông Âu.300 Ba ngày sau, nhân dịp khai mạc Quốc hội, Ngô Đình Diệm nhắc lại tình hình Đông Âu.301 Đến khi có tin tức về vụ đàn áp cuộc nổi dậy tại Quỳnh Lưu, chánh quyền VNCH so sánh chánh sách của VNDCCH với Hung Gia Lợi: “Bọn Việt-Cộng đã tỏ ra là chúng không kém gì bọn chủ chúng. Tại Bắc-Việt cũng như tại Hung-Gia-Lợi, mạng người coi rẻ miễn là chế-độ cộng-sản toàn-thắng.”302 Đầu năm 1957, nhân dịp tiếp một phái đoàn sinh viên Hung từng tham dự cuộc nổi dậy sang thăm viếng VNCH, Ngô Đình Diệm bày tỏ “… tình đoàn-kết của dân-tộc Việt-Nam đối với dân-tộc Hung-Gia-Lợi đang đau khổ và bị bóc lột,”303 Ông thuật lại cuộc nổi dậy tại Quỳnh Lưu, khởi lên chỉ vài ngày sau cuộc cách mạng ở Hung, và kết luận, “Đồng bào ngoài Bắc, cũng như nhân-dân Hung đòi phục-hồi sự tự-do và thành-lập một Chánh-

293 “Để hiểu rõ bản Tuyên cáo ngày 26-4-1958,” tr. 26.

294 -nt-

295 Tại sao chống cộng?, tr. 40.

296 -nt-

297 Con đường chính nghĩa IV, tr. 43.

298 Chủ nghĩa cộng sản đối với dân tộc Việt Nam, tr. 12.

299 “Để hiểu rõ bản Tuyên cáo ngày 26-4-1958,” tr. 65.

300 Con đường chính nghĩa III, tr. 36-37.

301 Con đường chính nghĩa III, tr. 15.

phủ đặt trên nguyên-tắc tôn-trọng phẩm giá con người. Họ đã đổ máu cùng với nhân dân Hung-Gia-Lợi để xác-nhận quyết-định chống Cộng.”304

Một phần của tài liệu talawas_tapchi_muathu_2009 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)