Hội nghị Codex quốc tế lần thứ 50 về phụ gia thực phẩm

Một phần của tài liệu tap-chi-so-6-up-web (Trang 36 - 37)

IV. Các khĩa đào tạo khác:

Hội nghị Codex quốc tế lần thứ 50 về phụ gia thực phẩm

về phụ gia thực phẩm

Hội nghị Ban kỹ thuật Codex về phụ gia thực phẩm lần thứ 50 (CCFA 50) đã được tổ chức tại thành phố Hạ Mơn, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) từ ngày 26/3 đến 30/3/2018. Hội nghị thu hút hơn 300 đại biểu đến từ 55 quốc gia, 1 tổ chức thành viên (EU) và 34 tổ chức quan sát viên quốc tế.

Đồn đại biểu Việt Nam do TS Vũ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Văn phịng Codex Việt Nam làm Trưởng đồn; thành viên đồn gồm đại diện Cục An tồn thực phẩm, Viện An tồn thực phẩm (FSI), Trung tâm Đo lường Chất lượng khu vực 3 (Quatest 3) và một số doanh nghiệp sản xuất, cung cấp, sử dụng phụ gia thực phẩm (DuPont, Brenntag, Liwayway).

BS.Ths Chu Quốc Lập, Phĩ Viện trưởng Viện An tồn thực phẩm (FSI) thuộc VinaCert và bà Phan Thị Hằng, Phĩ Trưởng Phịng Chứng nhận tham dự hội nghị.

Ơng Liu Jinfeng, Tổng giám đốc Cục Tiêu chuẩn,

giám sát và đánh giá nguy cơ an tồn thực phẩm, Ủy ban Y tế quốc gia của Trung Quốc phát biểu khai mạc chào mừng các đại biểu tham gia CCFA 50. Các ơng Guo Guirong, Phĩ Chủ tịch thành phố Hạ Mơn, TS. Angelika Tritscher, đại diện cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại diện Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã phát biểu chào mừng Hội nghị. Tiến sĩ Fan Yongxiang, tân Chủ tịch CCFA thay Giáo sư Chen Junshi chủ trì phiên họp tồn thể và điều hành các chương trình hội nghị, diễn ra trong 5 ngày.

Trước thềm hội nghị, cĩ 2 cuộc họp các Nhĩm cơng tác về Tiêu chuẩn chung Codex về phụ gia thực phẩm (GSFA). Trong quá trình hội nghị, cĩ 02 Nhĩm cơng tác về “Hệ thống mã số quốc tế” và “Danh mục phụ gia thực phẩm ưu tiên để JECFA đánh giá” đã được tổ chức.

72 73

Sau khi xem xét những vấn đề liên quan đến kiến nghị của CAC40, JECFA và một số Ban kỹ thuật Codex khác, hội nghị đã thảo luận các nội dung chính và quan trọng; Thảo luận và thơng qua đề xuất của Nhĩm cơng tác do Australia chủ trì về sửa đổi và thống nhất các điều khoản về phụ gia thực phẩm của các tiêu chuẩn sản phẩm với các điều khoản tương ứng trong GSFA (Phụ lục IV); Báo cáo của Nhĩm cơng tác về Tiêu chuẩn chung Codex về phụ gia thực phẩm (GSFA) đề xuất hơn 320 điều khoản về phụ gia thực phẩm ở các bước khác nhau đã được thảo luận và sẽ trình lên Hội nghị Đại hội đồng Codex 41 vào tháng 7/2018 (Phụ lục V).

Vấn đề sử dụng các chất nitrate (INS 251, INS 252), nitrite (INS 249, INS 250) vẫn cịn nhiều tranh luận và bất đồng về lợi ích cũng như tác hại của các chất này trong thực phẩm, đặc biệt chưa cĩ đủ các

số liệu về nguồn gốc tự nhiên, sự tồn dư và biến đổi của các chất này trong cơ thể. Vấn đề này sẽ được các đại biểu tiếp tục thảo luận tại hội nghị lần tới.

Cũng tại hội nghị CCFA lần thứ 50, đồn đại biểu của Trung Quốc đã cĩ thảo luận về Chiến lược tương lai của CCFA nhằm vạch ra chiến lược và hành động gĩp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban kỹ thuật về phụ gia thực phẩm trong tương lai.

Hội nghị đã thơng qua báo cáo cuối cùng vào ngày 30/03/2018, đồng thời thống nhất thời gian tổ chức cuộc họp của CCFA 51 sẽ diễn ra từ ngày 25/3 đến 29/3/2019 (địa điểm chi tiết sẽ được thơng báo sau).

ĐÌNH LÂM

(Tổng hợp)

Mới đây, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme, thuộc Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành cơng một loại túi nilon làm từ bột sắn kết hợp với nhựa sinh học.

Theo kết quả thử nghiệm, loại túi mới này cĩ độ bền lớn hơn, dai hơn so với túi nilon thơng thường. Nguyên liệu chính để làm ra túi là bột sắn, kết hợp với các loại nhựa sinh học nên cĩ giá thành khơng quá cao, chỉ cao hơn so với túi nilon truyền thống từ 1,5 đến 2 lần. Và do được làm từ các nguyên liệu sinh học thân thiện với mơi trường nên sau khi sử dụng, chơn xuống đất, túi sẽ phân hủy như rác thải sinh học.

Hàm lượng bột sắn được sử dụng khi sản xuất loại túi này chiếm từ 35- 40%, phần cịn lại là nhựa sinh học cĩ thể phân hủy được. Và với đặc tính bền, thân thiện với mơi trường, chi phí sản xuất lại khơng quá cao, các chuyên gia nghiên cứu của Trường đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến, cĩ thể sản xuất và bán loại sản phẩm này cho thị trường trong nước cũng như phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra nước ngồi.

Sử dụng túi nilon khĩ phân hủy đang khiến các chuyên gia mơi trường phải đau đầu tìm hướng giải quyết. Việc sử dụng các loại túi thay thế bằng giấy hay các vật liệu cĩ thể phân hủy hiện nay chưa hiệu quả bởi giá thành và mức độ tiện lợi của chúng vẫn chưa thể sánh với túi nilon truyền thống, đủ để người dân tự thay đổi thĩi quen sử dụng hàng ngày. Do vậy, túi nilon làm từ bột sắn kết hợp với nhựa sinh học trên đây được cho là sản phẩm cĩ thể thay thế được túi nilon khĩ phân hủy trên thị trường hiện nay.

PVĐại học Bách Khoa Hà Nội: Đại học Bách Khoa Hà Nội:

Một phần của tài liệu tap-chi-so-6-up-web (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)