KỊCH BẢN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021

Một phần của tài liệu Báo cáo kinh tế vĩ mô thường niên TP HCM THÁNG 1-2021 KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TẬP 6 NĂM 2021 THỜI CƠ TRONG NGUY KHÓ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO (Trang 44 - 87)

Bảng 4. Mục tiêu kinh tế xã hội năm 2021

Chỉ tiêu Mục tiêu

1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 6%

2 GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD

3 Tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 4%

4 Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47% 5 Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8% 6 Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm từ 1%- 1,5% 7 Dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua

hệ thống cấp nước tập trung > 90%

8

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ

Khoảng 66% Khoảng 25,5% 9 Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị > 87%

10 Tỷ lệ dân số tham gia BHYT 91%

11

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

91%

12 Tỷ lệ che phủ rừng 42%

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

2.2.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Bảng 5. Dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát cho Việt Nam năm 2021

ANZ HSBC Standard

Chartered ADB IMF WB

Lạm phát

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

75. Viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2021 có nhiều điểm sáng. Với việc kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh trong năm 2020 và mức tăng trưởng dương hiếm hoi trong bối cảnh thế giới tăng trưởng âm, các dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đều rất lạc quan về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Nhân tố có ảnh hưởng bao trùm đến tăng trưởng tạo ra từ sự ổn định của tình hình kinh tế vĩ mô trên nền tảng chủ động và quyết liệt kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

76. Từ phía cầu, khu vực tư nhân phục hồi mạnh mẽ ở cả cấu phần tiêu dùng và đầu tư khi niềm tin vào các chính sách của chính phủ được củng cố. Đầu tư công cũng sẽ tiếp tục được mở rộng vì mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho khu vực tư nhân và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế. Các dòng vốn FDI mới và xu hướng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam là một nhân tố khác cho sự phục hồi kinh tế ở năm 2020. Trong tâm thế lạc quan, xuất khẩu cũng sẽ tăng trưởng mạnh hơn khi các thị trường nước ngoài dần kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh nhờ vào hiệu quả của văc-xin.

77. Từ phía sản xuất, khu vực công nghiệp vẫn đang rất vững vàng với vai trò dẫn dắt của ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi. Dịch vụ ngành kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh những nhân tố tích cực nói trên, sự chưa rõ nét của khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu là một rào cản lớn cho sự phục hồi kinh tế của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Theo đó, đứt gãy thương mại toàn cầu sẽ chưa thể được nối lại hoàn toàn. Trong bối cảnh đó, thương chiến giữa các nước lớn vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt để đi đến những thoả thuận làm yên lòng nhà sản xuất và người tiêu dùng toàn cầu.

78. Khu vực công nghiệp đang trong xu hướng tăng trưởng giảm dần dù vẫn là đầu tàu cho tăng trưởng. Điều này báo hiệu những con số thấp hơn sẽ xuất hiện ở những năm sau mà nguyên nhân là do sự ổn định của các dự án cũ trong khi thiếu các dự án qui mô lớn. Trong khi công nghệ nói chung của nền kinh tế còn rất khiêm tốn, động lực tăng trưởng truyền thống ở ngành này chủ yếu là vốn đầu tư.

Hình 36. Dự báo tăng trưởng các ngành 2021 – Kịch bản lạc quan

Hình 37. Dự báo tăng trưởng các ngành 2021 – Kịch bản kém lạc quan Ngành Giá trị dự báo NN-LN-TS 3 Công nghiệp 8 Ngành Giá trị dự báo NN-LN-TS 2,5 Công nghiệp 5

Dịch vụ 6,7

GDP 6,5

Dịch vụ 4

GDP 5

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Các kịch bản GDP được xây dựng trên cơ sở mô hình VAR, LASSO, MLP và các phương pháp học sâu (Deep Learning).

2.2.2. LẠM PHÁT

79. Trên cơ sở kiên định mục tiêu CSTT là kiểm soát lạm phát và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô,lạm phát cơ bản năm 2021 dự kiến sẽ tiếp tục ổn định, trong khoảng 2,2% đến 2,5%; lạm phát tổng thể năm 2020 dự báo sẽ trong khoảng 3,5% đến 4%. Kết quả này được nhóm nghiên cứu dự báo trên cơ sở sử dụng mô hình VAR, LASSO và MLP. Kết quả dự báo này của nhóm nghiên cứu khá tương đồng với dự báo của các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 4%) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 3,5%).

Hình 38. Dự báo chỉ số giá hàng hoá quốc tế

Hình 39. Dự báo giá dầu thế giới (Đvt: USD/thùng)

Nguồn: WB (2020) Nguồn: EIA (2020)

80. Mặt bằng giá hàng hóa trên thị trường thế giới được dự báo sẽ tăng. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) (2020), chỉ số giá cả của hầu hết các nhóm hàng cơ bản như năng lượng, nông sản, kim loại nhìn chung sẽ tăng nhẹ hoặc giữ nguyên.

81. Rủi rolạm phát Việt Nam năm 2021 chủ yếu xuất phát từ diễn biến khó lường của giá xăng dầu cùng với khuynh hướng tăng giá của các mặt hàng do Nhà nước quản lý.

Diễn biến giá xăng dầu trong nước phụ thuộc chủ yếu vào biến động giá thế giới. Đối với các

40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 2016 2017 2018 2019 2020 2021f Năng lượng Nông sản Phân bón

Kim loại và khoáng sản

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 T1 /2 0 1 9 T4 /2 0 1 9 T7 /2 0 1 9 T1 0 /2 0 1 9 T1 /2 0 2 0 T4 /2 0 2 0 T7 /2 0 2 0 T1 0 /2 0 2 0 T1 /2 0 2 1 T4 /2 0 2 1 T7 /2 0 2 1 T1 0 /2 0 2 1 WTI Brent WTI(dự báo) Brent (dự báo)

mặt hàng do Nhà nước quản lý, giá dịch vụ y tế và giáo dục dự kiến sẽ tiếp tục có những điều chỉnh tăng trong năm 2021.

82. Giá xăng dầu trong nướcnăm 2021 được dự báo sẽ biến động tăng cùng chiều với giá thế giới. Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo giá dầu Brent và giá dầu WTI sẽ lần lượt ở mức bình quân là 49 USD/thùng và 46 USD/thùng vào năm 2021, tức tăng khoảng 7-8 USD/thùng so với năm 2020. Dự báo giá xăng dầu tăng dựa trên kỳ vọng rằng nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng trong khi các nước xuất khẩu dầu mỏ tiếp tục giảm sản lượng.

83. Dự báo giá nhóm Thuốc và dịch vụ y tế sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng. Trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, giá cả nhóm Thuốc và dịch vụ y tế dự kiến tăng khoảng 5% - 7%, đóng góp 0,2 đpt vào lạm phát tổng thể năm 2021.

84. Dự báo dịch vụ giáo dục tiếp tục lộ trình tăng giá. Các địa phương dự kiến sẽ tiếp tục tăng học phí trong năm học mới 2021 – 2022. Do đó, giá cả nhóm Giáo dục dự kiến sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2021, đóng góp 0,5 đpt vào lạm phát tổng thể năm 2021.

2.2.3. KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG

2.2.3.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bảng 6. Dự toán thu chi NSNN năm 2021

Chỉ tiêu Dự toán 2020 Ước thực hiện 2020 (15/12/2019) Dự toán 2021 % so với ước dự toán 2020

A TỔNG THU CÂN ĐỐI

NSNN 1.512,3 1.307,4 1.343,3 (11,2%)

1 Thu nội địa 1.264,1 1.101,6 1.333,5 5.5%

2 Thu từ dầu thô 35,2 32,7 23,2 (34.1%)

3 Thu từ XNK 208 172,3 178,5 (14.2%)

4 Thu khác 5 0,8 0,8

B TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN 1.747,1 1.432,5 1.687 (3.4%)

1 Chi đầu tư phát triển 470,6 356 477,3 1.4%

2 Chi thường xuyên 1.056,5 966,7 1036,7 (1.9%)

3 Chi trả nợ lãi 118,2 98,8 110,1 (6.9%)

4 Chi khác 101,8 11 62,9

C CÂN ĐỐI NSNN (234,8) (125,1) (343,7)

Tỷ lệ bội chi so với GDP 3.44% 1,95% 4%

D Chi trả nợ gốc 245 264,9

Tổng mức vay của NSNN 488,9 608,5

85. Dự báo cho năm 2021, cân đối NSNN sẽ bội chi ở mức cao là 343,7 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 4% GDP điều chỉnh. Năm 2021 được xem là giai đoạn phục hồi1

của nền kinh tế sau dịch Covid-19, nên chính phủ vẫn có thể tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng, do đó ngân sách được dự báo sẽ thâm hụt ở mức cao. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi của nền kinh tế và sự gia tăng trở lại của các nguồn thu có thể không diễn ra đồng thời mà sẽ cần thêm thời gian.

86. Thu ngân sách năm 2021 được dự báo giảm 11,2% so với dự toán năm 2020. Năm 2021 vẫn được xem là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên Chính phủ vẫn cố gắng giữ ổn định nguồn thu nội địa. Đây được xem là nguồn thu trọng tâm của Chính phủ và theo kế hoạch đến năm 2023 nguồn thu này sẽ chiếm tỷ trọng 85%-86% tổng nguồn thu. Các nguồn thu khác đều được điều chỉnh giảm so với dự toán năm 2021, thu từ dầu thô và thu từ xuất nhập khẩu giảm tương ứng là 34,1% và 14,2% so với dự toán năm 2021. Nguyên nhân là do giá dầu thô được dự báo ổn định trong năm 2021 và hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu.

87. Chi ngân sách được dự báo giảm nhẹ 3,4% so với dự toán năm 2020, trong đó ưu tiên chi cho đầu tư phát triển và cho công tác phòng chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội và phục hồi kinh tế. Chi thường xuyên vẫn được tiếp tục kiểm soát chặt chẽ như năm 2020, và được dự báo giảm 1,9% so với dự toán 2020. Chi đầu tư công được dự báo tăng 1,4% so với dự toán 2020, trong bối cảnh Luật đầu tư công chính thức có hiệu lực, giúp giải quyết những vướng mắc trong giải ngân đầu tư công và hai dự án lớn là Cao tốc Bắc – Nam và sân bay Long Thành đã được khởi công vào cuối năm 2020.

88. Nợ công năm 2021 được dự báo sẽ tăng ở mức 46,1% so với GDP, trong đó nợ Chính phủ sẽ ở mức 41,9% so với GDP. Mặc dù tỷ lệ này chưa vượt trần nhưng rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất đều gia tăng trong năm 2021.

2.2.3.2. TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

89. Trong năm 2021, lượng phát hành TPCP dự báo sẽ tiếp tục tăng từ 8%-10% so với năm 2020 dựa trên dự báo nhu cầu đầu tư TPCP vẫn ở mức cao do các nguyên nhân (i) Thanh khoản hệ thống ngân hàng được dự báo ổn định và dồi dào do lãi suất huy động vẫn ở mức thấp và cầu tín dụng yếu; (ii) Lượng TPCP đáo hạn sẽ tăng so với năm 2020, và dòng tiền được kỳ vọng sẽ tái đầu tư vào TPCP.

90. Lãi suất TPCP được dự báo duy trì ở mức thấp, có thể xuất hiện những đợt giảm nhẹ nhưng mức độ giảm sẽ không lớn như năm 2020 do thanh khoản tiếp tục dư thừa và kỳ vọng thị trường sẽ không có những cú sốc lớn như trong năm 2020. Trái phiếu kỳ hạn 7-10 năm được dự báo sẽ có mức thanh khoản cao.

1 Năm 2021 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, trong đó chia làm hai giai đoạn là giai đoạn phục hồi (2021-2022) và giai đoạn tăng tốc (2023-2025).

2.2.4. KHU VỰC TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG

91. Tổng phương tiện thanh toán (M2) năm 2021 được dự báo sẽ giảm so với năm 2020.

Tăng trưởng GDP cả năm 2021 được dự báo sẽ biến động mạnh do chịu ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong khi triển vọng vắc xin chưa chắc chắn, cùng với thời tiết bất thường, hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp. Với giả định nền kinh tế toàn cầu hồi phục mạnh, nền kinh tế có thể bắt đầu mở cửa từ giữa năm 2021, dự kiến tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt 6,5-7%. Trong kịch bản kém tích cực, tăng trưởng dự kiến chỉ đạt 5%-6% thấp hơn so với mục tiêu dự kiến của Chính phủ là 6,5%. Trên cơ sở cân đối hài hòa với các khu vực nền kinh tế, kết quả từ khu vực tiền tệ cho thấy tăng trưởng tổng thanh toán năm 2021 từ 13 – 14,5%.

92. Tăng trưởng tín dụng năm 2021 được dự báo sẽ tăng so với năm 2020. Trong năm 2020, tăng trưởng tín dụng đạt 11%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 được ước tính từ 12 – 14% cao hơn so với năm 2020, sát với năm 2018 và 2019 là 13%. Quan điểm lạc quan này là nhờ nền kinh tế phục hồi nhờ sản xuất thành công Covid -19, chuyển dịch từ trái phiếu doanh nghiệp sang tín dụng ngân hàng và tài chính tiêu dùng tăng trưởng trở lại.

93. Ngân hàng nhà nước (NHNN) có thể kiểm soát tốt thị trường ngoại hối trong điều kiện thặng dư cán cân thanh toán thấp. Cán cân thanh toán quốc tế được dự báo tiếp tục thặng dư nhưng thấp hơn so với năm 2020. Cán cân thanh toán quốc tế có thể thặng dư từ 5 đến 8 tỷ USD trong năm 2021, thấp hơn đáng kể mức thặng dư năm 2020 do thặng dư cán cân thương mại dự kiến giảm so với năm 2020 khi nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.

Thặng dư cán cân thanh toán thấp dẫn đến quy mô tiền đồng trung hòa ngoại tệ qua kênh thị trường mở cũng không quá lớn, NHNN hoàn toàn có thể kiểm soát tốt thị trường ngoại hối trong điều kiện không có bất kỳ cú sốc lớn nào từ thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế.

Bảng 7. Kịch bản kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2021 (%)

Chỉ tiêu 2020 2021f

Kịch bản 1 Kịch bản 2

GDP

Tăng trưởng GDP thực 2,91 5-6 6,5-7

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,68 2-2,2 2,4 – 2,6

Khu vực công nghiệp và xây dựng 3,98 7-7,8 8,2-9

Khu vực dịch vụ 2,34 4-6 6,7 -8

Tăng trưởng GDP danh nghĩa 4,24 7-8,2 9-10,5

Giá cả

Lạm phát (cuối kỳ) 0,19 4 4,5

Lạm phát (trung bình cả năm) 3,24 2,75 3,3

Ngân sách nhà nước (% GDP)

Bội chi NSNN 4,1-4,2 -4,0 -3,5

Cán cân tổng thể (tỷ USD) ~12 8,00 6,00

Tỷ giá danh nghĩa (VND/USD) 23.120 23.200 23.250

Khu vực tiền tệ

Tổng phương tiện thanh toán (M2) ~15 13,00 14,5

Tín dụng cho nền kinh tế ~11 12,00 14,0

PHẦN 3. CÁCH TIẾP CẬN MỚI TỪ CÁC MÔ HÌNH HỌC MÁY (MACHINE LEARNING) CHO DỰ BÁO KINH TẾ VĨ MÔ

3.1. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR, LASSO VÀ MLP TRONG DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT VIỆT NAM NĂM 2021

94. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai chỉ tiêu quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự phát triển của một quốc gia, giúp nâng cao vị thế và thu hút đầu tư vào quốc gia đó. Tăng trưởng kinh tế có tác động đến việc thực hiện các chính sách xã hội, làm biến đổi cơ cấu ngành kinh tế, hình thành nhiều ngành mới, tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Trái với tăng trưởng kinh tế, lạm phát cao gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô thông qua việc tác động đến tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm và mọi ngõ ngách của nền kinh tế. Bên cạnh đó, lạm phát cao tại một quốc gia cũng làm suy giảm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ của quốc gia đó.

95. Dù được xem là hai chỉ báo kinh tế vĩ mô có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội, lạm phát và tăng trưởng kinh tế lại có mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ

Một phần của tài liệu Báo cáo kinh tế vĩ mô thường niên TP HCM THÁNG 1-2021 KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TẬP 6 NĂM 2021 THỜI CƠ TRONG NGUY KHÓ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO (Trang 44 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)