0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Quê hương tôi ơ

Một phần của tài liệu THONG_TIN_NR._62 (Trang 36 -38 )

Bích Ngọc

Không biết tôi đã đọc đi, đọc lại bao nhiêu lần bài Thơ" Không đau và rất đau " của ông Đỗ Trung Quân, vậy mà lần nào tôi cũng rưng rưng nước mắt, tim nhói đau, uất ức, ởđoạn kết của bài thơ : Cái chúng tôi đau rất đau... Cái chúng tôi bầm dập Cái chúng tôi ê ẩm Chính là:

Bọn cướp biển

Bẻ tay, đánh đập, bắt bớ, đàn áp CHÍNH - ĐỒNG - BÀO - MÌNH

(Đ. T. Q)

Làm sao mà không đau cho được, làm sao mà không khóc cho được, không xót xa cho được, khi đất nước Việt Nam, ngày càng bị giặc Trung Quốc hung hăng xâm phạm, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam một cách trắng trợn.

Phàm là người, ai cũng có lòng yêu nước, đó là điều cơ bản, thiết yếu, không cần ai rao giảng, nhồi nhét vào ý thức. Lòng yêu nước trong huyết quản của mỗi người đã sôi sục, đã thúc đẩy chúng ta khắp nơi hãy đoàn kết, đứng dậy chống lại giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

Tôi không phải là một học giả uyên bác, có thể trình bày mạch lạc về vấn đề chủ

quyền lãnh thổ, địa lý, hải đảo của đất nước mình, càng không phải là một nhà văn, có thể viết những lời kêu gọi thống thiết, cũng không phải là một chính trị

gia lỗi lạc, trổ tài hùng biện, ngoại giao, kêu gọi Quốc tế quan tâm, góp tiếng nói chung về chủ quyền của nước Việt Nam. Tôi chỉ là một người phụ nữ sống xa quê hương, hằng ngày theo dõi tin tức của

đất nước mình qua các trang mạng điện tử. Tôi yêu tổ quốc Việt Nam nên ruột gan rối bời, lo lắng, giận dữ khi thấy Trung Quốc ngày càng ngang nhiên lấn chiếm biển, điều chiến hạm đến Trường Sa. Tôi yêu dân nghèo quê tôi nên đau từng nổi đau của ngư dân Việt Nam, bị

bọn cướp biển Trung Quốc hà hiếp, ngược đãi, đánh đập.

Đau xót quá đi chứ và làm sao tôi không tức phát khóc khi nhìn những khuôn mặt ngơ ngác, hốt hoảng của ngư dân Việt Nam, những người dân hiền lành đang mưu sinh ngay trên vùng biển của chính mình, không chống trả nỗi cướp Trung Quốc, họ ngang nhiên phá nát tàu bè của ngư dân Việt Nam nghèo, đã nghèo nay còn nghèo hơn. Tôi đang ước mình là một Thánh Gióng, với sức mạnh vô biên, về đánh đuổi bọn cướp biển tan tác.

Lòng yêu nước thúc đẩy tôi muốn xuống

đường, mơ mình được hòa vào giòng người biểu tình, thể hiện chính kiến, gương cao biểu ngữ bảo vệ đất nước, chống giặc Tàu.

Tôi cảm động đến nghẹt thở khi nhìn hình ảnh thanh thiếu niên, phụ nữ, cụ

già, em bé từ Hà Nội, đến Sài Gòn cùng nhau diễu hành tuần tự qua các con

đường, miệng hô to: " Đả đảo Trung Quốc ", " Quyết tâm bảo vệ lãnh thổ

Việt Nam ".

Quê hương, là điều gì rất thiêng liêng, chúng ta không thể nào ngồi yên, làm

ngơ trước nỗi đau của dân tộc khi bờ cõi bị xâm chiếm, làm sao ta có thể làm ngơ được?

Nhưng rồi tôi cũng rất đau, một nỗi đau như nhà thơĐỗ Trung Quân, khắc khoải muôn vàn câu hỏi xuất hiện trong đầu, lẫn uất ức, khi nhìn đoàn biểu tình bị

ngăn chận, bị đánh đập, bị bắt bớ bởi chính quyền ngay trên quê hương mình. Sáng nay được biết Trung Quốc đã gởi thêm 30 tàu bè đến Trường Sa, làm sao chúng ta có thể ngồi yên, nhìn quê huơng đang dần bị xâm chiếm. Các nhà lãnh đạo, các chính trị gia Việt Nam không bảo vệ nổi người dân của mình, không cho người dân bày tỏ chính kiến, không cùng một lòng với dân, nêu cao lòng yêu nước. Vậy thì ai đây ? nhà lãnh

đạo sáng suốt nào sẽ dìu dắt đất nước chống giặc Trung Quốc ? Ai sẽ là người cho tôi câu trả lời xác thật nhất ?

Bích Ngọc Frankfurt, 14.07.2012 http://www.diendan.org/BanDocVaZD/que-huong- toi-oi/ * * *

Mà gian nan vn

còn đấy!

Đỗ Trung Quân

Luật biển đã được thông qua từ cấp quốc gia. Gã nhà thơ ham chơi không nhảy tưng, không hét lên ầm ĩ. Hắn nằm ngả người trên ghế dựa, nghĩ và nhớ. Hắn nhớ những gương mặt bừng bừng hào khí lẫn niềm phẫn nộ xuống đường một năm trước. Hắn nhớ những gương mặt hắc ám lén lút hay công khai của bọn sai nha tấn công, đàn áp những con người trẻ tuổi

đang đòi công lý, chủ quyền cho lãnh hải Việt Nam.

Hắn nhớ những tên bồi bút bôi nhọ

chính đồng bào mình bằng phương tiện

đang có trong tay.

Hắn nhớ những kẻ từng đập bàn và lệnh cấm bằng mồm khi chiếc áo U-NO được in và chương trình “cùng ngư dân bám biển” phát động trên tờ báo mang tên Sài Gòn Tiếp Thị mà mỗi chiếc áo góp vào

đấy số tiền cộng lại không bé mọn để

ngư dân Việt Nam mua sắm lại phương tiện bị tịch thu , tài sản bị cướp bóc, sinh mệnh bịđe dọa bằng tiền chuộc.

Hắn nhớ và cười khẩy vào tư cách không còn Việt Nam của những kẻấy. Hắn nhớ mồ hôi, máu đã đổ xuống của những con người thực sự bám biển. Đối mặt với hiểm nghèo hàng ngày không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là để

im lặng nhưng quyết liệt khẳng định từng bãi đá, từng luồng cá của vùng biển

thuộc chủ quyền đất nước hằng bao đời của cha ông mình. Hắn nhớ những gương mặt mỗi ngày hả hê vục xuống nồi lẩu cá trên bàn rượu linh đình mà chưa từng biết ngậm ngùi lẫn cảm ơn những ngư dân, đồng bào nghèo khó ấy. Hắn nghĩ và nhớ một năm của đời mình. Chỉ một năm ngắn ngủi mà dài,mà đáng sống như cả một đời dù biết rõ, không có điều gì của cuộc đời mà không trả giá. Huống chi đấy là vấn đề sống còn của đất nước. Hắn nhớđến sự phản bội, sự đê tiện và nhớ cảđến lòng can đảm, sự trung thực, bất khuất trước cường quyền từ những con người trẻ tuổi lẫn không còn trẻ tuổi. Nụ cười không nở ra trên môi hắn. Nó âm thầm nở ra trong tâm hồn hắn cùng giọt lệ cũng âm thầm…Sao gian nan quá, vất vảđến thế chỉđể TÁI KHẲNG ĐỊNH chủ quyền lãnh hải của đất nước mình. Mà gian nan vẫn còn đấy. Suốt bao đời chưa thấy hết… * * *

Thêm mt ngày

na trong đời

Việt Nam, ngày 1 tháng 7 năm 2012. Đỗ Trung Quân

8 giờ sáng. Tôi đi xe ôm lên cà phê mây khu vực nhà thờ Đức bà, các anh Lê Hiếu Đằng, Cao Lập , HạĐình Nguyên, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quốc Thái, GS Tương Lai, nhà văn Nguyễn Hòa , André Menras v.v. Đã ngồi chờở đấy. Tay an ninh quen mặt chận bắt tay tôi trên hè “anh cố ôn hòa nhé ! “ tôi cười “chúng tôi ôn hòa nhưng tùy vào thái độ có gây bùng nổ từ phía các anh với anh em trẻ hay không mà thôi.” 9g kém 15, Andre Menras cầm tấm bảng khẩu hiệu mở đầu. cuộc tuần hành nhóm, cuộc cãi vả nhỏ nổ ra ngay khi một chiếc áo xanh an ninh giựt tấm bảng. Anrde giựt lại móc thẻ chứng minh nhân dân “anh nên nhớ tôi là công dân Việt Nam, tôi phản đối Trung Quốc,

ủng hộ chính phủ Việt Nam. Andre dễ

nóng máu, mặt mũi đỏ gay, một viên đá phang vào tấm bảng từ một thanh niên thường phục. Andre lao vào túm cổ áo, chúng tôi can anh bình tình. Khi ấy khu vực công viên đã nóng lên, một số anh em trẻ bị dồn lên xe. Cuộc dằng co trước máy chụp ảnh và quay phim của cả

những người tham gia lẫn an ninh thường phục, anh Lê Hiếu Đằng lao ra trước mũi xe chăn đầu không cho di chuyển nhưng anh bị một tay to cao đẩy vào lề, chiếc xe vọt mất, nghe nói trên xe chị em Huỳnh Thục Vy…

Đoàn tuần hành tiến về phía đường Hai Bà Trưng nơi là Tổng lãnh sự quán Trung Quốc thu hồi từ tòa Đại sứ Đài Loan trước 1975. Hàng rào không cho

đoàn tuần hành áp sát, đám đông dừng lại dương cao cờ tổ quốc hét “Hoàng sa – Trường sa là của Việt Nam “một anh

đứng tuổi đeo cà vạt nóng máu “Đảđảo China”. Tay an ninh chìm còn trẻđứng bên lề lầm bầm vừa đủ nghe “ đả đảo cái con c…” lập tức nhiều gương mặt trẻ đứng cạnh quay phắt lại. Nó chuồn vào

đám đông mất dạng.

André Menras Hồ Cương Quyết

Công bằng mà nói, sau một số va chạm ban đầu. Cuộc tuần hành được an ninh áo xanh, áo xám, dân phòng dẹp đường cho đi trật tự, không cản trở giao thông. Họ chỉ đi theo và ngăn vào những con

đường “nhạy cảm“ như tòa đại sứ Mỹ đường Lê Duẩn

Trong dòng tuần hành mà tôi nhận ra nhiều gương mặt quen thuộc của ngày 6 tháng 5 2011, an ninh chìm nam nữ có

đủ.. không sao chuyện ai nấy làm. Chúng tôi dặn một số bạn trẻ cứ làm

đúng nghĩa vụ và tránh khiêu khích không cần thiết. TS Nguyễn Thị Từ Huy nhập vào đoàn cùng chúng tôi.

11g từ quán cà phê Mây gọi taxi về nhà cùng một người bạn trẻ từ Nha Trang vào tham gia..2 chiếc áo sọc bám theo. Anh taxi hỏi chú vừa xuống đường đúng không ? tôi cười gật đầu. Anh taxi đề

nghị để cháu lượn vài vòng giỡn chơi chút nhá, cháu cắt đuôi dùm chú nhá ? ok! Thế là chỉ vài vòng lả lướt ra phía xa lộ với tốc độ cao. Hai chú an ninh đã “không hoàn thành nhiệm vụ”, về chắc bị sếp rầy dữ. Cảm ơn chú taxi, còn trẻ. Khi tôi hỏi tên để nhớ anh bảo cháu tên Ý . “tôi đưa ngón tay cái “ hết ý !” Cơn sốt suốt đêm qua còn làm ngầy ngật, về nhà lăn ra thở và ho rũ rượi. Không rõ nên buồn hay vui. Chỉ thấy thôi thì nghĩa vụ công dân cứ phải làm cho xong cái đã.

Theo FB Đỗ Trung Quân

http://haydanhthoigian.net/2012/07/01/them- mot-ngay-nua-trong-doi/

* * *

TIN CNG ĐỒNG:

Một phần của tài liệu THONG_TIN_NR._62 (Trang 36 -38 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×