Lãi suất trên thị trường OMO:

Một phần của tài liệu quản trị và kinh doanh nguồn vốn (Trang 29 - 32)

7.1. Khái niệm:

Lãi suất trên thị trường mở OMO là lãi suất mà NHNN bơm vốn cho các NHTM trên thị trường mở, được giao dịch qua hợp đồng Repo (Repo là hợp đồng bán kỳ hạn trong một thời gian ngắn và cam kết mua lại). Thông thường, các NHTM nắm giữ một lượng TPCP nhất định để khi cần thiết có thể thế bán có kì hạn (repo) cho NHNN nhằm đáp ứng thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn. Các NHTM không có TPCP để tham gia trên OMO có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng.

Thông qua lãi suất OMO, NHNN có thể đánh trực tiếp vào hành vi đi vay và tự cân đối nguồn vốn của các NHTM, và từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, và lãi suất cho vay/huy động trên thị trường.Đây là dạng lãi suất vay nóng (qua đêm), vì vậy mang giá trị % cao nhất so với lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và lãi suất cơ bản.

7.2. Biến động Lãi suất OMO ảnh hưởng tới thị trường:

Thông qua nghiệp vụ thị trường mở và sử dụng công cụ lãi suất OMO, NHNN tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

- Lãi suất OMO giảm:

Ngày 4/7/2011, lãi suất OMO đã giảm từ 15% xuống 14%.Việc NHNN giảm lãi suất OMO ở một khía cạnh sẽ trợ giúp các NH thương mại hạ nhiệt lãi suất huy động và cho vay trong thời gian tới. Bởi lãi suất OMO giảm sẽ tạo điều kiện để các NH thương mại tiếp cận được nguồn vốn rẻ hơn giúp bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Điều này được cho là sẽ tạo cơ hội cho lãi suất trên thị trường hạ nhiệt theo và cũng phát đi tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu hạ thấp lãi suất NHNN thì các NHTM sẽ có xu hướng vay và cho vay ra, đây là nguyên nhân gây ra lạm phát.

- Lãi suất OMO tăng:

Trường hợp ngược lại, lãi suất OMO tăng cho thấy NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Về mặt lý thuyết, lãi suất OMO là mức lãi suất cao nhất trên thị trường vì NHNN là người cho vay cuối cùng mang tính chất hỗ trợ thanh khoản sau khi các NH thương mại đã hết "cửa” vay các nơi khác thì mới tìm đến "cửa” NHNN để yêu cầu hỗ trợ

thanh khoản. Chính thế, lãi suất OMO tăng có thể ngăn chặn làn sóng lạm phát, ổn định vĩ mô và giữ thành quả của tăng trưởng.

7.3. Mối quan hệ giữa lãi suất OMO và lãi suất Liên ngân hàng – Khi nào các NHTM sử dụng lãi suất OMO?

- Lãi suất OMO và lãi suất Liên ngân hàng đều thể hiện trạng thái thanh khoản. Khi thanh khoản nóng lên, lãi suất đều tăng, tuy nhiên, trên OMO sẽ phản ứng chậm (hoặc không) do nó mang tính lãi suất chính sách, do NHNN điều chỉnh. còn LS liên ngân hàng mang tính thị trường, và do đó, nó sẽ tăng theo chiều hướng có thể cao hơn OMO

Khi LS Liên ngân hàng cao hơn LS OMO sẽ xuất hiện vùng bù rủi ro thanh khoản. Nếu vùng này càng rộng có nghĩa là thanh khoản càng kém và các NHTM đã sử dụng hết các loại GTCG để huy động trên OMO.

- LS liên NH thể hiện tính thị trường và trạng thái thanh khoản của thị trường. Nếu LS LNH tăng cao (có thể tìm kiếm lợi nhuận như trên) thì thông qua OMO, SBV sẽ đẩy mặt bằng LS xuống bằng cách hạ LS OMO và LS LNH sẽ giảm xuống.

- LS liên NH luôn nhỏ hơn LS OMO trong điều kiện bình thường, cho vay LNH được thực hiện khi người cho vay có vốn nhàn rỗi lớn (vốn khả dụng) – và khi LS OMO cao hơn LS người cho vay chấp nhận. Tuy nhiên, Tại sao VN luôn có LS liên NH thường cao hơn LS OMO? Vì ở VN có trường hợp kinh doanh lãi suất, một số NHTM trung bình sẽ làm trung gian cho vay lại các NHTM nhỏ từ nguồn vốn giá rẽ (LNH) của NHTM lớn. Tại sao luôn có những lúc LS LNH quá thấp (OMO) so với LS OMO, đó thường rơi vào vùng cuối tháng, khi chuẩn bị dự trữ bắt buộc đã bị thừa, nên họ phải cố gắng để trạng thái DTBB âm xuống để không lãng phí vốn và tìm kiếm thêm lợi nhuận bằng cách cho vay, tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp các NHTM khác không đủ nên đi vay lại để bù đắp sẽ làm LS cao hơn một chút.

Ví dụ về Sự an toàn và linh hoạt: Huy động trên thị trường tiền gửi LS 10%/năm 100 tỷ. Đầu tư vào 20 tỷ TPCP với lợi suất 11%, cho vay 80 tỷ với LS 13%. NHTM sử dụng. Khi thiếu thanh khoản 20 tỷ để giải ngân cho vay, NHTM sử dụng 20 tỷ TPCP thông qua RP

với SBV tại mức LS là 8%/năm. Sau đó cho vay lại với LS là 13%. Giả sử quá trình này xảy ra liên tục cho hết năm.

Ta có dòng tiền như sau: Trả lãi huy động: 10 tỷ, Thu lãi TPCP: 2,2 tỷ, Thu lãi cho vay: 10,4 tỷ

Chênh lệch ban đầu: 10,4 + 2,2 – 10 = 2,6 tỷ.

Nếu cho vay hết với mức 13% trên khoản 100 tỷ, thu lãi sẽ là: 13 tỷ. Cho nên, nếu đầu tư trái phiếu thì thu lãi sẽ thấp hơn là 2,6 – 3 = 0,4 tỷ.

Tuy nhiên, lợi ích là gì, vay 20 tỷ với LS xấp xỉ là 8%, cho vay 13%, chênh lệch 5% trên 20 tỷ, tương đương là 1 tỷ. Bù vào khoản thiệt hại do không cho vay, ta được lợi thêm là 0,6 tỷ

Khoản 20 tỷ này sẽ dùng cho vay tín dụng nếu LS LNH thấp hơn 13%, nếu LS LNH thời điểm đó cao hơn 13% thì họ sẽ cho vay LNH và còn phụ thuộc vào thời gian nguồn tiền về (từ các khoản cho vay – trong 80 tỷ cho vay hoặc huy động thêm) để quyết định cho vay loại hình nào.

Khi LS liên NH quá thấp, NHTM sẽ vay LNH (thay vì OMO) để cho vay lại và vẫn thu được lợi nhuận.

Nếu tình hình thanh khoản bị căng thẳng, LS LNH lên cao hơn OMO, NHTM đang nắm giữ GTCG sẽ lợi hơn NHTM không nắm giữ khi có thể huy động vốn thông qua OMO với LS thấp hơn LNH.

Một phần của tài liệu quản trị và kinh doanh nguồn vốn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w