1. Lịch sử hình thành, mục đích và nội dung hoạt động nhiệm vụ vàquyền hạn của Công ty. quyền hạn của Công ty.
Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động - Bộ thương mại là một Công ty Nhà nước kinh doanh hàng tạp phẩm và bảo hộ lao động. Trước năm 1985, tiền thân của Công ty là Công ty dụng cụ gia đình và tạp phẩm. Đến năm 1986, Sát nhập các đơn vị và đổi tên thành : Trung tâm buôn bán bách hoá.
Đến ngày 10/301995theo quyết định số 153/TM - TCCB (căn cứ vào nghị định 95/CP ngày 4/12/1994của chính phủ ) do bộ trưởng Bộ Thương Mại kí duyệt thành lập lấy tên là Công ty Tạp Phẩm và bảo hộ lao động trên cơ sở hợp nhất giữa Công ty tạp phẩm, Công ty trang bị bảo hộ lao động và xí ngiệp nhựa bách hoá (thuộc tổng Công ty bách hoá ).
Công ty mang giấy phép kinh doanh số 109798 ngày 09/05/1995 do sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội cấp.
Công ty có tên giao dịch đối ngoại là: SUNPROTEXIM.
Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng Nhà nước và có con dấu riêng.
Công ty chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về các hoạt động và tài sản của mình, tổ chức và hoạt động theo pháp luật .
Công ty có trụ sở chính tại số 11E phố Cát Linh quận đống Đa - Hà Nội.
- Mục đích của Công ty là thông qua hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ trong nước, Xuất nhập khẩu và liên doanh hợp tác đầu tư để khai thác có hiệu quả các nguồn vật tư nguyên liệu hàng hoá làm giàu cho đất nước .
- Công ty có phạm vi hoạt động như sau:
+ Kinh doanh hàng tạp phẩm, Bảo hộ lao động, hàng công nghiệp tiêu dùng điện tử, điện lạnh, văn phòng phẩm, Mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, vật tư nguyên liệu .
+ Xuất khẩu hàng bách hoá, nông sản, thực phẩm, rau quả, may mặc, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, các mặt hàng do liên doanh liên kết tạo ra. + Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước về mặt hàng thuộc diện kinh doanh của Công ty.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty:
- Xây dựng chiến lược ngành hàng, lập kế hoạch, định hướng phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm của Công ty trình bộ Thương Mại duyệt. - Tổ chức các hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển theo kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của Công ty.
- Thực hiện phương án đầu tư chiều sâu các cơ sở kinh doanh của Công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh .
- Kinh doanh theo ngành, nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp. Thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước giao.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới. - Nhân vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn nhà nước giao.
- Đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước đối với công nhân viên chức.
- Công ty có quyền chủ động trong kinh doanh kí kết các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước, hợp tác đầu tư, liên doanh, được vay vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng Việt Nam.
+ Được tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới sản xuất kinh doanh .
+ Được tiếp thị tại hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hoá đặt văn phòng đại diện, chi nhánh kinh doanh ở trong nước và nước ngoài.
+ Được quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm, tuyển dụng, điều động lao động, cho thôi việc, nâng hạ bậc lương, khen thưởng kĩ luật theo chính sách của nhà nước và qui chế của Công ty.
+ Uỷ quyền sử dụng và đề ra các chỉ tiêu sử dụng vốn cho các đơn vị cơ sở.
+ Phân cấp hoạt động kinh doanh và giao kế hoạch cho các đơn vị phụ thuộc.
+ Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Mô hình tổ chức.
Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động có mô hình cơ cấu tỏ chức bộ máy gồm ban giám đốc và 9 phòng ban chức năng được bố trí theo sơ đồ cơ
cấu chức năng. Tổng số cán bộ công nhân viên cửa Công ty hiện nay là 129 người trong đó lao động chính chiếm đa số. Trình độ đại học và trung học chiếm phần lớn. Độ tuổi trung bình của Công ty là 45 tuổi.
Công ty hoạt động theo điều lệ được bộ thương mại quyết định ngày 5/8/1995 của Công ty.
Về đội ngũ cán bộ quản lý, hiện nay Công ty đang cố gắng hoàn thiện đội ngũ cán bộ. Cụ thể là Công ty đã có kế hoạch tuyển dụng thêm một số cán bộ trẻ có năng lực để dự trữ nhằm thay thế một số cán bộ đã sắp đến tuổi về hưu.
3. Các thành tựu đã đạt được, các nhiệm vụ, kế hoạch cho giai đoạn tới .
a. Tình hình kết quả kinh doanh.
Giai đoạn 1998 - 2000, nhiều nhân tố khách quan đã tác động bất lợi đến kết quả kinh doanh của Công ty như:
Bước vào năm 1998, Tình hình kinh tế - Xã hội của nước ta vừa bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai trên nhiều vùng, vừa bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực ngày càng mạnh hơn.
Năm 1999, bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường lắng xuống, ít sôi động, giá cả giảm liên tục, có ít hàng giá tăng nhẹ, sức mua giảm sút, cạnh tranh gay gắt.
Năm 2000 hoạt động của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, cuối năm do biến đổi tỷ giá đồng ngoại tệ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh về hàng xuất nhập khẩu:
Tuy nhiên với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, Được sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại và các cơ quan có liên quan : Kết quả kinh doanh 3 năm của Công ty được như sau:
Biểu1: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Tạp Phẩm và BHLĐ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số TT
Chỉ tiêu 1998 1999 2000
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
12 2 3 4 Doanh thu. - Tạp phẩm. - BHLĐ - Dịch vụ - Xuất xưởng - TT nội địa Nộp NS Lợi nhuận Thu nhập bình quân/người/tháng 150.000 100.000 50.000 10.385.000 510 228.969 166.312 62.657 8.195,714 520 0,985 181.000 130.000 50.000 1000 10.000 170.000 25.010 600 198.968 149.249,4 48.370,6 1.348 3.685 195.283 21.734 515,617 0,916 181000 130.000 50.000 1.000 10.000 180.000 25.013 550 240.000 188.000 51.800 1.200 551 239.449 24.181 516 1,042
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty Tạp Phẩm và Bảo Hộ Lao Động .
* Những việc làm được chưa làm được về tình hình hoạt động kinh doanh .
- Công ty đã đánh giá được thực trạng diễn biến phức tạp của thị trường, Từng mặt hàng. Có phương án xử lý thích hợp kịp thời cho mỗi thương vụ. Nắm bắt thông tin nhanh nhạy để tìm kiếm nhu cầu và khả năng của khách hàng.
- Duy trì các mặt hàng truyền thống và luôn tận dụng được cơ hội đối với các mặt hàng mới .
- Kinh doanh mạnh dạn, tự chủ, sáng tạo trên thương trường với sự ràng buộc trên cơ chế, qui định trên quản lý, không để xẩy ra sai phạm mất tiền hàng.
- Chưa chú trọng đầu tư phát triển thị trường toàn diện, hệ thống kênh tiêu thụ chưa đủ mạnh, năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
- Một số đơn vị chưa tìm ra mặt hàng có chiến lược lâu dài. - Mặt hàng truyền thống có hướng teo lại.
- Một vài mặt hàng lớn đầu tư chưa thích hợp còn chia cắt hiệu quả chưa tương xứng với qui mô đầu tư, thị trường không tập trung, thiếu sự liên kết.
- Thị trường xuất nhập khẩu trực tiếp còn quá yếu, bị hạn chế cả về cán bộ chuyên sâu xuất nhập khẩu và kinh nghiệm.
Quan hệ với đối tác bị lệ thuộc, chưa có mặt hàng xuất - nhập khẩu ổn định và có chiều hướng phát triển vững chắc .
* Về việc thực hiện qui chế dân chủ cơ sở, chống tham nhũng, công tác thanh tra, bảo vệ, hoạt động của các tổ chức quần chúng, công tác thi đua, hoạt động xã hội, nhìn chung trong công tác này, Công ty thực hiện tốt.
b. Phương hưỡng nhiệm vụ của Công ty cho giai đoạn tới.
- Mục tiêu cơ bản của Công ty trong giai đoạn 2001 - 2005 là:
+ Cũng cố phát huy thế mạnh các mặt hàng truyền thống của Công ty như Sứ Hải Dương, nhôm men Hải Phòng, Bóng đèn. phích nước, Rượu, Găng tay, giầy vải...
+ Thiết lập hệ thống kênh phân phối trên cả nứơc sao cho mỗi tỉnh có nhất 2 đến 3 điểm bán hàng cho Công ty đặc biệt là các tỉnh thông thôn và miền núi.
+ Đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu. + Lợi nhuận hành năm tăng 7%.
+ Từng bước nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ công nhân viên, phấn đấu thu nhập bình quân mỗi tháng trên 1 triệu đồng 1 người .
+ Không có nợ quá hạn, khó đòi. + Nộp ngân sách đầy đủ, kịp thời. - Phương hướng giải pháp.
+ Căn cứ vào nhu cầu, khả năng từng đơn vị để có sự đầu tư phù hợp nhất là vào thời vụ có nhu cầu đột xuất.
+ Phát triển mặt hàng mới.
+ Gắn liền với các nhà sản xuất theo hướng cùng sản xuất cùng tiêu thụ, cùng chịu trách nhiệm quản lý .
+ Lựa chọn hàng nước ngoài để làm tổng đại lý khi cơ hội hội nhâp kinh tế đến gần.
+ Tiếp cận với các nhà máy, hầm mỏ, khu công nghiệp để nắm yêu cầu