CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1 Khái niệm cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 235.Hoàn thiện bộ máy quản lý tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động potx (Trang 25 - 28)

1. Khái niệm cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp.

Lý thuyết hệ thống cho thấy cơ chế điều khiển hệ thống là phương thức tác động có chủ đích của chủ thể điều khiển bao gồm một hệ thống các qui tắc và các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở mọi cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính hợp lý của hệ thống và đưa hệ thống tới mục tiêu. Giữa mục tiêu, cơ cấu và cơ chế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Đối với hệ thống là một doanh nghiệp thì cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý bao gồm hai nội dung cơ bản là:

- Nguyên tắc hoạt động của bộ máy quản lý.

- Các mối liên hệ cơ bản để đảm bảo phối hợp hoạt động.

2. Nguyên tắc hoạt động của bộ máy quản lý.

* Nguyên tắc là các quy tắc chỉ đạo, các tiêu chuẩn hành vi mà các cán bộ quản lý cần tuân thủ trong quá trình quản lý.

- Trước hết cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung của quản lý các hệ thống như nguyên tắc mối liên hệ ngược, nguyên tắc độ đa dạng cần thiết, phân cấp, bổ sung ngoài...

Đối với tổ chức là doanh nghiệp thì cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích. - Nguyên tắc tiết kiệm có hiệu quả.

* Đối với các doanh nghiệp nhà nước ta, cơ chế " Đảnh lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ "đã được áp dụng trong quản lý và có các nguyên tắc chủ yếu định hướng trong công tác tổ chức của doanh nghiệp là: - Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định.

- Doanh nghiệp được quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làn chủ tập thể những người lao động.

- Doanh nghiệp hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích lao động trong đó lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp.

3. Các mối liên hệ để đảm bảo phối hợp hoạt động.

Ta thấy rằng, cơ cấu tổ chức là tập họp các bộ phận, phân hệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, Được xây dựng theo các cấp, khâu khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản lý.

Để cho các bộ phận của bộ máy hoạt động ăn khớp, đạt hiệu quả thì cần phải có các mối liên hệ. Vậy một đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức là tổng thể các mối quan hệ.

Các mối quan hệ này là đa dạng và thường xuyên xem xét thep các tiêu thức sau:

- Theo tính chất của mối quan hệ bao gồm mối quan hệ giữa con người với con người ( Chủ yếu ) ; Mối quan hệ thông tin; Mối quan hệ kinh tế... - Theo chiều của mối quan hệ bao gồm:

+ Mối quan hệ theo chiều dọc: Là mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong doanh nghiệp ở đó cấp trên ra quyết định, cấp dưới thi hành quyết định đó và báo cáo.

+ Mối quan hệ theo chiều ngang: Giữa các khâu quản lý các phòng ban cùng cấp trong doanh nghiệp : Đây là mối quan hệ bình đẳng. Mối quan hệ này xẩy ra khi sử dụng các và những người này sẽ tạo cho ta lời khuyên. Trong đổi mới cơ cấu người ta thường phấn đấu mở rộng mối quan hệ theo chiều ngang.

Bên cạnh các mối quan hệ chính thức cơ bản trên, còn có các mối quan hệ phi chính thức. Tuy nhiên ta quan tâm đến các mối quan hệ chính thức là chủ yếu.

Trong cơ cấu bao giờ cũng tồn tại mối quan hệ quyền lực được xác định bởi quyền ra quyết định, phân bổ nguồn lực, quyền phối hợp hoạt động. Vị thế trong cơ cấu và lực bao gồm quyền sở hữu và năng lực, Kỹ năng, uy tín...

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TYTẠP PHẨM VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠP PHẨM VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu 235.Hoàn thiện bộ máy quản lý tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động potx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w