Các yếu tố ảnh h−ởng tới hành vi lựa chọn và sử dụng thực phẩm khi có bệnh dịch truyền qua thực phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về ngộ độc thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm an toàn và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn và sử dụng thực phẩm khi có dịch bệnh truyền qua thực phẩm củ (Trang 32 - 34)

- Kiến thức về nguy cơ của NĐTP: Sinh viên đ: có kiến thức về nguy cơ của NĐTP, tuy nhiên còn ch−a toàn diện và ch−a đồng đều, thể hiện ở bảng 3

4.2.Các yếu tố ảnh h−ởng tới hành vi lựa chọn và sử dụng thực phẩm khi có bệnh dịch truyền qua thực phẩm

phẩm khi có bệnh dịch truyền qua thực phẩm

- Kiến thức về địa điểm mua thực phẩm: Bảng 3.24 cho thấy 64,8% chọn địa điểm mua thực

phẩm là nơi nào vệ sinh sạch sẽ. Kết quả trên cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Kim và CS (2005), 57,1% đối t−ợng thực hành mua nguyên liệu tại nơi mua có uy tín, địa chỉ rõ ràng [16]. Theo nghiên cứu của Trần Văn Chí thì có tới 59,7% ng−ời nội trợ chính tại tỉnh Quảng Trị vẫn mua thực phẩm trên vỉa hè hoặc tại các điểm bất kỳ [5]. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng sinh viên đ: có ý thức về việc bảo đảm sức khỏe cho bản thân.

- Kiến thức về yêu cầu vệ sinh với ng−ời tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: Bảng 3.25 cho thấy đa số các đối t−ợng biết đ−ợc là những ng−ời tiếp xúc với nguyên liệu t−ơi sống phải biết giữ vệ sinh cá nhân (91,3%). Ba yêu cầu quan trọng là phải khám sức khoẻ tr−ớc khi hành nghề, không mắc các bệnh truyền nhiễm, phải khám lại và xét nghiệm phân ít nhất mỗi năm một lần và báo cáo khi bị bệnh ít đ−ợc biết đến (lần l−ợt là 12,2%, 2,7%, 1,7%). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thu Tuyển (2006), 94,3% đối t−ợng làm việc tại bếp ăn tập thể yêu cầu những ng−ời tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải biết giữ vệ sinh cá nhân [26]. Tuy nhiên, tỷ lệ trên lại thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Trần Văn Lạng và Khuất Văn Sơn (2003) ở công nhân tại các cơ sở sản xuất tr−ớc khi đ−ợc tập huấn: 94,4% đối t−ợng biết ng−ời trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm phải đ−ợc khám sức khoẻ hàng năm [18]. Điều này do các đối t−ợng trên khi vào làm tại các cơ sở sản xuất thực phẩm thì yêu cầu phải có chứng nhận sức khoẻ đảm bảo, và trong quá trình làm việc họ đ−ợc khám sức khoẻ định kỳ nên có tỷ lệ hiểu biết caọ

- Những yếu tố ảnh h−ởng đến việc lựa chọn thực phẩm khi có dịch bệnh truyền qua thực phẩm: Khi có dịch truyền qua thực phẩm, đa số sinh viên quyết định mua thực phẩm tại nơi đ: đ−ợc kiểm dịch (83,5%), việc tìm hiểu qua sách báo và bạn bè còn ch−a cao (33,7% và 21,9%), báo động vẫn có 1% sinh viên tr−ờng Đại học Y Hà Nội do rẻ nên vẫn quyết định mua (bảng 3.26).

- Cách phòng bệnh cho bản thân khi có bệnh dịch truyền qua thực phẩm: Bảng 3.27 cho thấy khi có dịch bệnh truyền qua thực phẩm sinh viên chủ yếu phòng bệnh bằng việc quyết định mua thực phẩm tại nơi thực phẩm tại nơi đ−ợc kiểm dịch (54,9%). Các biện pháp quan trọng khác là vệ sinh sạch sẽ và ăn chín uống sôi ch−a đ−ợc quan tâm xứng đáng (lần l−ợt là 46,6% và 29,2%), chỉ có 20,2% sinh viên chủ động tìm hiểu nguyên nhân, cách lây truyền, phòng tránh.

- Các tiêu chí chọn quán ăn khi đi ăn ở quán: Khi đi ăn ở quán tiêu chí sinh viên quan tâm hàng đầu đó là vệ sinh sạch sẽ (92,8%), sau đó là tiêu chí ngon miệng (42,1%) và giá cả phải chăng (30,9%). Nh− vậy sinh viên là những đối t−ợng không có thu nhập kinh tế cao nh−ng họ cũng không đặt tiêu chí rẻ lên hàng đầu, đó là một điều tốt.

- Kiến thức về các yêu cầu vệ sinh cho một quán/ nhà ăn: Vì quan tâm nhất đến vệ sinh sạch sẽ tại quán ăn nên đây cũng là yêu cầu đ−ợc sinh viên nhắc đến nhiều nhất (91,3%- bảng 3.29), tuy nhiên một yêu cầu rất quan trọng là cách xa các nguồn ô nhiễm và có diện tích đủ rộng ít đ−ợc biết đến (7,5%). Điều này t−ơng tự với kết quả một nghiên cứu tr−ớc đó (2006), đa số ng−ời chế biến cho là cơ sở ăn uống cần sạch sẽ (88,6%), tiêu chuẩn có diện tích đủ rộng đ−ợc kể đến ít nhất (14,6%) [26]. Nh− vậy không chỉ riêng sinh viên mà ngay cả ng−ời chế biến cũng không có hiểu biết đầy đủ về những yêu cầu vệ sinh cho một quán ăn. Do vậy cần tăng c−ờng giáo dục về vấn đề này trong thời gian tớị

- Khi có bệnh dịch truyền qua thực phẩm 59,5% sinh viên thay đổi thói quen chọn quán khi có bệnh dịch truyền qua thực phẩm. Trong nhóm này thì 48,5% cho rằng ăn quán không đảm bảo vệ sinh và không ăn hàng nữa, 45,1% thì tìm hiểu kỹ hơn, tìm quán ăn mới vệ sinh hơn. Điều này chứng tỏ, một bộ phận lớn sinh viên đ: chú ý tới việc phòng bệnh cho bản thân khi có dịch. Bên cạnh đó 40,5% sinh viên không thay đổi thói quen chọn quán ăn thì có 61,2% cho rằng quán ăn mình chọn luôn đảm bảo vệ sinh, điều này phù hợp với tiêu chí chọn quán ăn vệ sinh khi ăn hàng, 19,4% không rời bỏ quán quen thuộc của mình và 16,3% cho rằng việc đổi quán khác ch−a chắc đ: vệ sinh hơn (bảng 3.30). Có thể giải thích là thực tế ch−a thực sự có nhiều quán ăn đảm bảo yêu cầu vệ sinh, ngon và có giá cả phải chăng cho đối t−ợng là sinh viên lựa chọn.

- Các kênh thông tin đối t−ợng lựa chọn để tìm hiểu kiến thức về VSATTP: Biểu đồ 3.4 cho ta thấy đ−ợc sinh viên chủ yếu tìm hiểu kiến thức về VSATTP qua sách báo (93,8%), tiếp đến là tivi và đài (69,1%), internet là ph−ơng tiện phổ biến và có hiệu quả cao hiện nay có 42,1% sinh viên dùng tớị Kết quả trên khác với kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Ph−ơng Lâm (2005), truyền hình là ph−ơng tiện thông tin đại chúng đ−ợc ng−ời nội trợ chính trong gia đình tại Ba Vì- Hà Tây −a chuộng nhất, báo chí chỉ chiếm 3,5% [17]. Sự khác biệt trên có thể do những sinh viên có khả năng tiếp cận với sách báo nhiều hơn. Tuy nhiên, thời gian cũng nh− điều kiện xem tivi ít hơn so với ng−ời nội trợ vì họ tập trung thời gian vào việc học kiến thức tại tr−ờng, và hầu hết các đối t−ợng sống xa nhà, không có tivi để xem. Nh− vậy với đối t−ợng này, việc giáo dục VSATTP qua sách, báo cần hết sức chú trọng.

- Nhu cầu nâng cao kiến thức về các vấn đề kể trên: Bảng 3.31 cho thấy cách lựa chọn thực phẩm an toàn là kiến thức các đối t−ợng cần bổ sung nhiều nhất (63,6%). Kết quả trên t−ơng tự với kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Ph−ơng Lâm (2005), 79,8% đối t−ợng có nhu cầu nâng cao kiến thức về lựa chọn thực phẩm [11]. Do vậy, lựa chọn thực phẩm không những là điểm yếu của ng−ời nội trợ chính trong gia đình, mà đây cũng là kiến thức ban đầu phổ cập về VSATTP với sinh viên Y2.

Kết luận

1. Kiến thức chung về nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách đề phòng

- Kiến thức chung về nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách đề phòng của đối t−ợng nghiên cứu còn hạn chế: Hầu hết sinh viên đ: biết về nguy cơ gây NĐTP nói chung nh−ng ch−a đầy đủ vẫn còn 57,1% sinh viên không biết một yếu tố nguy cơ nào của NĐTP

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về ngộ độc thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm an toàn và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn và sử dụng thực phẩm khi có dịch bệnh truyền qua thực phẩm củ (Trang 32 - 34)