Trong thời gian thực tập tại trại, chúng em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con
STT Công việc Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn) Thực hiện
(con)
Tỷ lệ (%)
1 Đỡ lợn con mới đẻ, cắt rốn 2.195 2.195 100
3 Mài nanh, cắt đuôi 2.195 2.195 100
4 Tiêm sắt, bấm số tai 2.195 2.195 100
5 Thiến lợn đực 869 869 100
6 Mổ hecni 16 16 100
Qua bảng 4.3 có thể thấy, trong 6 tháng thực tập, em đã thực hiện các công việc thủ thuật trên đàn lợn con và đạt hiệu quả cao.
Em đã đỡ đẻ cho 187 con lợn nái, cắt rốn cho 2.195 lợn con ra đời an toàn và đúng kỹ thuật.
Lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau vì vậy em cũng đã thực hiện mài nanh cho 2.195 lợn con được em đỡ đẻ, đạt tỷ lệ an toàn 100%.
Mỗi đàn heo con khi được sinh ra sẽ có số lượng khá đông và có hiện tượng heo con cắn đuôi nhau gây tổn thương, chậm phát triển, chất lượng thịt khi giết mổ thấp hoặc có thể khiến lợn con bị chết, để tránh tình trạng này em đã thực hiện cắt đuôi 2.195lợn con, đạt tỷ lệ an toàn 100%.
Bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con nên công việc bấm tai cũng hết sức quan trọng.Lợn con chỉ nhận sắt qua sữa mẹ thì cơ thể sẽ bị thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn và tiêu chảy… Vì vậy, phải bổ sung sắt cho lợn con ngay từ ngày thứ 2 trở đi là tốt nhất. Em đã tham gia bấm tai và tiêm sắt cho 100% số lợn được đỡ đẻ và an toàn 100%.
Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt, nên em đã thực hiện thiến cho 869 lợn đực, kết quả các công việc này đều đạt an toàn 100%.
Số lượng lợn con bị hecni tại trại thấp. Trong 6 tháng thực tập, emđã theo dõi và phát hiện được 16 con lợn con bị hecni và tiến hành mổ được 16 con (đạt tỷ lệ 100%). Nguyên nhân dẫn đến lợn con bị hecni chủ yếu là do di truyền khi đẻ ra lợn con đã bị, một phần là do trong quá trình thao tác kỹ thuật thiến lợn không đúng làm sa ruột bẹn.
Tham gia cùng kỹ sư và công nhân trong việc xuất lợn con, đã thực hiện xuất được 3.000 con đạt an toàn 100%.